Hà Nội sẽ lắp ba cầu thép di động chống ùn tắc | Hà Nội tin mỗi chiều

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chế tạo ba cầu dàn Bailey dự phòng xử lý sự cố về cầu, tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

Dự án chế tạo các cầu dàn Bailey để dự phòng, có thể triển khai lắp đặt trên các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét, Nhuệ… để kết nối giao thông khu vực hai bên sông và dự phòng để xử lý kịp thời các sự cố hư hỏng cầu do thiên tai hoặc cầu yếu trong quá trình khai thác nhằm kịp thời giảm thiểu ùn tắc giao thông, bảo đảm an toàn và kết nối thuận tiện khi xảy ra sự cố cầu, hoặc khi phát sinh nhu cầu tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố. UBND thành phố giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư với mức kinh phí dự kiến gần 15 tỷ đồng, thực hiện trong hai năm 2025 - 2026.

Làm cầu để giảm tắc - nghe thì đơn giản - nhưng cái hay là, cầu này không đúc bê tông, không tốn 5-7 năm thi công. Mà là loại cầu thép nhẹ, tháo – lắp nhanh, có thể di chuyển được. Tức là, hôm nay cầu được lắp ở Nguyễn Khoái, nhưng nếu vài tháng nữa đoạn này thông thoáng rồi, cái cầu ấy được “bê” sang điểm nóng khác. Linh hoạt như một đội cơ động chữa cháy, nhưng là chữa cháy… tắc đường. Nghe tới đây, chắc hẳn bạn đang nghĩ: “Ừ thì hay, nhưng có chắc không? An toàn không?”. Câu hỏi quá hợp lý.

Theo thông tin tìm hiểu, cầu mà Hà Nội đang triển khai thực chất là cầu dàn thép Bailey – loại cầu từng được sử dụng trong Thế chiến thứ hai để giúp quân đội vượt qua sông ngòi, địa hình hiểm trở. Đến giờ, nó vẫn là một trong những thiết kế được đánh giá cao về tính cơ động, bền bỉ và hiệu quả chi phí.

Giờ đây, Hà Nội đang “mượn” lại ý tưởng ấy – tất nhiên là cải tiến phù hợp với môi trường đô thị. Thông thường, loại cầu này có chiều dài 12 – 18 mét, rộng 4,5 mét – đủ để cho xe máy và ô tô con lưu thông. Điểm cộng của cầu dàn là được làm bằng thép cường độ cao, thiết kế modul hóa, có thể lắp ráp nhanh, tháo dỡ dễ, di chuyển linh hoạt. Và điều quan trọng nhất: chỉ mất vài ngày thi công, không cần giải phóng mặt bằng, không đụng chạm đến hạ tầng ngầm. Tức là không xới tung đường phố, không làm xáo trộn đời sống người dân. Giải pháp này không giải quyết mọi vấn đề – nhưng giải quyết được ngay vấn đề trước mắt.

Đằng sau câu chuyện này, cái đáng giá không chỉ là cây cầu – mà là tư duy đằng sau nó. Không phải lúc nào cũng chờ những dự án hàng nghìn tỷ, quy hoạch 10 năm. Đôi khi, một cây cầu nhỏ cũng giúp mở luồng cho cả thành phố thở. Trong lúc giao thông Thủ đô giờ cao điểm đang “sốt cao” vì tắc nghẽn, một “liều thuốc giảm đau” như cầu Bailey biết đâu lại là một liều thuốc tốt? Nếu thành công, Hà Nội có thể thành lập hẳn một “đội phản ứng nhanh hạ tầng giao thông” – nơi có sẵn cầu, barie, biển báo, sẵn sàng xuất hiện tại điểm ùn tắc mới, như một “đội cứu hộ đường phố” thì cũng thật thú vị! Và người dân sẽ ủng hộ – nếu họ thấy có sự thay đổi thực sự khi mỗi sáng đi làm không còn quá ùn tắc như hiện tại.

Giải bài toán giao thông giờ cao điểm ở Hà Nội là chuyện rất khó. Nhưng có lẽ lời giải đang được viết dần từ những cây cầu nhỏ như thế. Mỗi cây cầu mới không chỉ nối đôi bờ, mà còn nối gần lại khoảng cách giữa chính quyền và người dân – bằng hành động cụ thể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái; Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất năm 2024; Ủy ban MTTQ TP. Hà Nội thăm hỏi nạn nhân vụ cháy tại phường Trung Liệt; Quốc hội Peru hủy điều tra tham nhũng đối với Tổng thống Dina Boluarte;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển; Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược; Ukraine muốn kết thúc xung đột với Nga trong năm 2025;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Cuộc gặp gỡ xúc động, phức tạp giữa Lượng và gia đình ông Phang trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt. Lượng tìm đến nhà cụ Phang, tuy nhiên cảnh tượng mà anh chứng kiến lại là một gia đình tan nát bởi chiến tranh, là nỗi đau thầm lặng trong lòng ông cụ khi phải đối mặt với sự thật là chính con trai ruột của mình đã quay súng về phía cách mạng, là ánh mắt câm lặng của Xiêm - người đàn bà trẻ gánh chịu nhiều cay đắng.

Giảm thuế là đòn bẩy tiếp sức phát triển xe hybrid; Hà Nội phân luồng giao thông đón đoàn khách quốc tế; Những mẫu xe hybrid bán chạy nhất tháng 3;... là những nội dung đáng chú ý trong Bản tin Tàu và Xe hôm nay.

Những vấn đề về sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần có thể làm cuộc sống của người cao tuổi suy giảm nghiêm trọng. Do đó, việc tìm hiểu những bí quyết để sống vui, sống khỏe tuổi già là vấn đề người cao tuổi nên quan tâm.

Cách đây gần 10 năm, vào năm 2016, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đánh dấu một cột mốc tự hào trong lòng những người yêu mến văn hóa truyền thống. Để di sản này được thế giới ghi nhận, không thể không nhắc đến vai trò của các Đồng thầy, trong đó Đồng thầy Huyền Tích là một điển hình.