Về làng ăn Tết lại

Tết Nguyên đán đã qua, nhưng với nhiều vùng quê nơi ngoại thành Hà Nội, không khí đón Tết vẫn còn, bởi người dân đang chuẩn bị cho việc đón Tết lại - một một phong tục đã tồn tại nhiều đời nay.

Từ sáng sớm, cả nhà ông Quách Văn An ở xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn đã dậy sớm đi chợ, chuẩn bị mâm cơm cúng tươm tất. Những món ăn mang đậm hương vị Tết truyền thống như bánh chưng, giò chả, nem.. được chuẩn bị đầy đủ như mâm cỗ tất niên, trước để dâng cúng tổ tiên, sau là đón anh em gần xa về ăn Tết lại.

Ông An chia sẻ: "Đây là ngày thường niên của địa phương mà chúng tôi cũng chưa biết là có từ bao giờ. Chỉ biết là tôi lớn lên, phong tục này đã có rồi. Tục đón Tết lại này tôi thấy rất hay và ý nghĩa".

Sau khi cúng gia tiên, ông An cùng bà con trong làng ra đình dâng hương lễ Thánh, cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi.

Dâng hương ở đình làng là một phần không thể thiếu trong Tết lại của người dân Đức Hòa. Mọi người vừa làm lễ, vừa trò chuyện vui vẻ, kể nhau nghe những câu chuyện đầu năm. Không khí ngày Tết lại rộn ràng, ấm áp, chan chứa tình làng nghĩa xóm.

Tết lại không chỉ là dịp để thắp hương cúng bái mà còn là thời gian để sum vầy, gặp gỡ bà con gần xa. Nếu ngày Tết Nguyên đán còn bận rộn chưa kịp ghé thăm nhau thì Tết lại là cơ hội để mọi người quây quần, tận hưởng trọn vẹn không khí đầu xuân.

Theo quan niệm, Tết Nguyên đán là để con cháu, anh chị em ruột thịt gặp mặt chúc Tết. Còn Tết lại là để đón tiếp bạn bè và khách thập phương gần xa. Vậy nên không khí ăn Tết lại ở nhiều địa phương vẫn được duy trì, thậm chí còn rộn ràng hơn cả Tết nguyên đán là vì thế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giữa nhịp sống nhộn nhịp của thành phố, vẫn có giờ phút quý giá để những người trẻ dành sự quan tâm của mình cho những điều ý nghĩa, thông qua suất cơm chỉ 5.000 đồng.

Nhiều người Hà Nội chọn ăn sáng bún riêu cua đồng như một thói quen hàng ngày bởi yêu thích hương vị chua thanh dịu nhẹ, dễ ăn.

Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.

Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.

Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.