Hà Nội sắp có hai tuyến đường dành riêng cho xe đạp | Hà Nội tin mỗi chiều
Hà Nội vừa đưa ra phương án thí điểm tổ chức làn đường dành riêng cho xe đạp. Dọc sông Tô Lịch, vỉa hè quanh công viên Hòa Bình là hai tuyến đường vừa được Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất tổ chức dành cho xe đạp, với kinh phí dự kiến gần 10 tỷ đồng. Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, làn dành riêng hoặc ưu tiên cho xe đạp, để xe lưu thông được an toàn, thuận lợi. Tuyến đường được lựa chọn thí điểm sẽ kết nối với các hệ thống vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt, trạm xe đạp công cộng.
Xe đạp là phương tiện giao thông dễ tiếp cận, an toàn, tốt cho sức khỏe của con người và thân thiện với môi trường. Ưu tiên sử dụng xe đạp làm phương tiện giao thông hằng ngày là một chiến lược hiệu quả với chi phí thấp, giúp các thành phố đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh. Hà Nội có nhiều ngõ nhỏ hẹp, nên điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ vận tải hành khách khối lớn còn nhiều trở ngại. Xe đạp sẽ là phương tiện trung chuyển và kết nối phù hợp nhất, góp một phần hạn chế xe máy, thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phát thải ra môi trường.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thuỷ nhận định: “Trong tương lai, khi tỷ lệ người đi xe đạp tăng lên, lượng ô tô và xe máy tham gia giao thông giảm xuống là một điều tốt, rất cần thiết. Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, xe đạp công cộng còn tạo nên một sản phẩm du lịch mới cho Thủ đô.”
Hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cùng đạp xe trên phố Hà Nội sau cuộc hội đàm tại trụ sở Chính phủ hồi đầu tháng 11 đã thu hút sự chú ý của nhiều người, quảng bá hình ảnh của Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhắc tới thủ tướng Hà Lan, đất nước 17 triệu dân này có tới 23 triệu chiếc xe đạp. Hà Lan là đất nước hiếm hoi có số lượng xe đạp nhiều hơn người dân. Điều tuyệt vời hơn nữa là đi xe đạp ở Hà Lan được đánh giá là an toàn nhất trên thế giới nhờ mạng lưới đường dành riêng cho xe đạp được tách khỏi các tuyến đường khác.
Dành làn đường riêng cho xe đạp đã trở thành xu hướng của nhiều đô thị trên thế giới, tuy nhiên, chưa đô thị nào ở nước ta có tuyến đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe đạp, xe đạp phải len lỏi trong dòng ô tô, xe máy. Khi phải băng qua các điểm giao cắt rộng, đi xe đạp thực là một việc nguy hiểm. Việc thiếu hạ tầng cho xe đạp đã hạn chế người dân sử dụng thường xuyên loại phương tiện này, cũng như khiến dịch vụ xe đạp công cộng khó phát triển.
Theo ông Tạ Quang Vinh, Cục trưởng Cục Hạ tầng - Bộ Xây dựng: "Khi chúng ta thực hiện xây dựng làn đường dành cho xe đạp, ngay từ công tác quy hoạch, các chính quyền địa phương, các bộ, ngành chúng ta phải đưa vào công tác quy hoạch, công tác quy hoạch công tác khởi đầu cho tất cả mọi việc xảy ra, kể cả cho đường cho xe đạp để giảm ô nhiễm môi trường cũng như giảm ùn tắc giao thông".
Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, để kế hoạch đề ra được vận hành hiệu quả thì quản lý phải tốt, không thể để tình trạng làn riêng cho xe đạp nhưng xe máy cứ chen vào. Lo lắng của ông Phạm Thanh Tùng là rất có cơ sở. Nhiều người đi xe máy rất vô ý thức. Khi đường đông, họ sẵn sàng tranh cướp đường, leo lên vỉa hè. Nên, viễn cảnh xe máy tranh đường với xe đạp ở ngay làn đường dành riêng cho xe đạp là rất thực tế.
Hà Nội có rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng đang trong quá trình triển khai, nên có rất nhiều cơ hội để bắt đầu phát triển giao thông xe đạp. Hai tuyến đường thí điểm dành riêng cho xe đạp sẽ là một thử nghiệm rất đáng mong đợi đối với người dân, hướng tới hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô./.


“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Lời thơ, lời ca ấy đã phần nào nói lên tình cảm kính yêu và niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một trong số rất nhiều ca khúc sẽ được vang lên trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng” do Đài Hà Nội thực hiện vào đúng ngày 19/5.
Covid-19 hiện đã được coi là bệnh lưu hành tại Việt Nam, bởi vậy chúng ta cần tiếp cận Covid-19 như một bệnh truyền nhiễm thông thường, không chủ quan nhưng cũng không cần hoang mang.
Thành phố Hà Nội đang nỗ lực để mùa tuyển sinh năm nay diễn ra suôn sẻ, công bằng và minh bạch hơn, với điểm đáng chú ý nhất là bám sát tiêu chí “học gần nhà”.
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa phát động một đợt cao điểm toàn quốc để truy quét hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại.
Một nguyên Cục trưởng và bốn cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa bị khởi tố vì hành vi nhận hối lộ vào ngày 13/5. Những người từng được trao quyền bảo vệ sự an toàn cho bữa ăn của hàng triệu người, nay lại bị cáo buộc “bán rẻ” chính điều đó.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có một đề xuất thu hút sự quan tâm của dư luận: Bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS - hay quen gọi là bằng tốt nghiệp lớp 9. Vậy, không cấp bằng, liệu học sinh có được học tiếp không? Có bị thiệt thòi gì không?
0