Hà Nội sắc trẻ
Giữa nhịp sống náo nhiệt nơi phố phường, chúng ta có thể cảm nhận được những góc nhìn mới về một thành phố ngày một năng động, sáng tạo, hiện đại, phát triển, hội nhập với thế giới. Điều đó được thể hiện qua lăng kính của những người trẻ. Đặc biệt, thông qua góc nhìn của những người trẻ hoạt động trong lĩnh vực hội hoạ, có một Hà Nội đầy sáng tạo trên những nét đẹp truyền thống riêng, trên nền lịch sử, văn hoá phong phú, đa dạng.
"Hà Nội sắc trẻ" là câu chuyện về góc nhìn của những người trẻ quan sát Hà Nội. Hai nhân vật cùng hoạt động trong lĩnh vực hội hoạ nhưng mỗi người lại có góc nhìn, cách thể hiện khác nhau cùng chất liệu chính là văn hoá, nhịp sống, kiến trúc trong Hà Nội. Một hoạ sĩ vẽ tranh trực hoạ với những dụng cụ thủ công như màu nước, bút lông, giấy vẽ,… đối lập với một hoạ sĩ vẽ tranh minh hoạ digital (Kỹ thuật số) bằng những thiết bị công nghệ hiện đại. Những hình ảnh quen thuộc, từ đơn sơ đến tráng lệ, vốn vẫn tồn tại như một phần của cuộc sống hằng ngày ở Hà Nội, nhưng qua cây bút của các họa sĩ trẻ, bỗng trở nên độc đáo, thú vị.
Lê Ngọc Quang (28 tuổi) là một kiến trúc sư, hoạ sĩ vẽ tranh trực hoạ tại Hà Nội. Quang lựa chọn trường phái ấn tượng thể hiện bức tranh của mình. Những bức tranh vẽ kiến trúc, sinh hoạt, đời sống con người tại Hà Nội được anh trực hoạ ngay tại chỗ cùng các dụng cụ thủ công. Với Quang, vẽ trực hoạ như một cách anh ghi chép, lưu giữ lại Hà Nội của riêng mình ở hiện tại.




Sinh ra và lớn lên tại thành phố Yên Bái, Phạm Thành Chung (30 tuổi) học đại học trên Hà Nội và từ đó gắn bó với thành phố này. Anh là một nghệ sĩ vẽ tranh minh hoạ tự do trên các chất liệu digital (Kỹ thuật số). Chung ấn tượng với kiến trúc, sinh hoạt, văn hoá nơi đây, đối lập với núi non, không khí trên quê anh. Từ đó bằng trí tưởng tượng, Chung sáng tạo nên một Hà Nội của riêng mình.




Phóng sự tài liệu “Hà Nội sắc trẻ” phát sóng vào 22h30, Thứ Ba ngày 19/3/2024 trên Kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.


Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
0