Hà Nội phát triển giao thông xanh
Hiện Hà Nội có hơn 2.000 xe buýt được trợ giá đang hoạt động, trong đó có 277 xe buýt điện và xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG. Việc sử dụng phương tiện xanh trong vận tải hành khách công cộng đang tích cực góp phần bảo vệ môi trường, dần thay đổi thói quen sử dụng phương tiện cá nhân của người dân.
Để phát triển giao thông xanh, mục tiêu cần giải quyết là giảm khí thải từ hoạt động giao thông. Tuy nhiên, với gần 7 triệu mô tô, xe máy, 1,1 triệu ô tô và khoảng 1,2 triệu phương tiện cá nhân từ các địa phương hàng ngày đổ về Hà Nội, đây là bài toán khó. Do đó, theo các chuyên gia giao thông, cần phải có giải pháp ưu tiên phát triển vận tải công cộng, cùng với kế hoạch chuyển đổi sang phương tiện xanh, sử dụng năng lượng sạch.
Bà Trần Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông Hà Nội, cho hay: “Sắp tới chúng tôi sẽ có những phương án, dự án, đề án chuyển đổi năng lượng xanh, chuyển toàn bộ xe buýt hiện nay sử dụng diezel sang nhiên liệu xanh, sạch, như xe buýt điện, xe CNG hoặc các loại khí sạch. Xe sử dụng năng lượng xanh chất lượng vận hành cũng sẽ êm ái hơn so với các xe diezel và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với hành khách”.
Về phương tiện cá nhân, nhất là xe máy, theo các chuyên gia, khi chúng ta chưa thể phát triển giao thông xanh hoàn toàn, thì vẫn có thể duy trì phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong, song phải ở mức độ chất lượng khí thải tốt. Bởi lẽ xe máy không chỉ là phương tiện đi lại hàng ngày mà còn là kế sinh nhai của người dân nên cần thận trọng trước khi thực hiện hạn chế lưu thông.
TS. Khương Kim Tạo, chuyên gia giao thông, cho rằng: “Chúng ta giải quyết được vấn đề môi trường, giải quyết vấn đề đời sống nhân dân, chứ bây giờ chúng ta cấm xe máy không là sẽ không khả thi, bởi rất nhiều năm nay chúng ta đề xuất giải pháp đấy rồi đều không khả thi”.
Để xanh hóa phương tiện vận tải hành khách công cộng thành công, một trong những yêu cầu bắt buộc là hạ tầng cung cấp năng lượng, nhiên liệu cho xe buýt xanh. Hiện vấn đề này còn rất hạn chế do suất đầu tư lớn, là thách thức không nhỏ với các đơn vị vận tải. Với xe buýt sử dụng năng lượng xanh, cần cơ chế, chính sách mới phù hợp. Muốn các doanh nghiệp có thể sử dụng đại trà xe buýt điện, hay khí CNG, thành phố cần bảo đảm nguồn cấp điện, các vị trí xây dựng trạm sạc, tích trữ, cung cấp khí CNG.


Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 9/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Bộ Y tế có dự thảo đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực cho nhân viên y tế gấp hai đến ba lần so với hiện tại.
Thời tiết Hà Nội sáng 9/4 phổ biến vẫn là se lạnh, có sương mù và mưa rải rác, gây hạn chế tầm nhìn khi lưu thông trên các tuyến cao tốc. Nhiệt độ ở mức 20 - 21 độ. Độ ẩm trên 80%.
Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số; mỗi cán bộ Mặt trận, mỗi đoàn viên, hội viên phải là người tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số.
Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội thông báo danh sách phương tiện ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông trong tháng 03/2025 (từ ngày 01/03/2025 đến ngày 31/03/2025), được phát hiện qua hệ thống giám sát.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại sang các thị trường mới, thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp về chính sách của các thị trường và hỗ trợ các doanh nghiệp thích nghi.
0