Hà Nội phân loại cấp độ dịch bệnh đậu mùa khỉ

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quy định phân loại cấp độ bệnh đậu mùa khỉ. Mục tiêu của việc phân loại nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, triệt để; không để dịch lây lan trong cộng đồng.

Với mục tiêu phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, triệt để, không để dịch lây lan trong cộng đồng và đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến bất thường của dịch bệnh, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số ca mắc và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ. Do đó, ngành Y tế Hà Nội phân loại cấp độ dịch bệnh, cụ thể:

Cấp độ 1: Khi chưa có trường hợp bệnh xâm nhập trên địa bàn thành phố

Cấp độ 2: Khi có trường hợp bệnh xâm nhập nhưng chưa lây nhiễm thứ phát

Cấp độ 3: Dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng nhưng chưa lan rộng

Cấp độ 4: Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội là đơn vị thường trực, tham mưu cho Sở Y tế trong hoạt động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ; tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố theo hướng chuyên nghiệp; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về giám sát, xét nghiệm, điều tra, xử lý ổ dịch cho các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã. Đồng thời, theo dõi tình hình, đánh giá nguy cơ, dự báo xu hướng, diễn biến dịch bệnh đậu mùa khỉ và đề xuất các giải pháp để chủ động phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

Cùng với đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tăng cường hoạt động giám sát dựa vào sự kiện (EBS) thông qua mạng xã hội, báo chí, phản ánh của người dân qua đường dây nóng, thông tin từ các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập, kịp thời điều tra, xác minh thông tin để tiến hành khoanh vùng xử lý kịp thời theo quy định. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.

Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.