Hà Nội nỗ lực khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch

Hà Nội từng có những dòng sông mang theo nhịp thở phố phường gắn liền với đời sống của cư dân đô thị. Nhưng giờ đây, có những dòng sông đã bị ngưng lại trong lòng thành phố. Từng bước nỗ lực khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch là việc mà thành phố Hà Nội đang không ngừng cố gắng hoàn thiện.

Hà Nội hiện có 9 dòng sông đang chảy qua thành phố, trong đó sông Tô Lịch là con sông duy nhất nằm trong nội đô. PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban Điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết, để có thể hồi sinh dòng sông Tô Lịch, trước tiên cần xác định căn nguyên gây ô nhiễm và lượng nước thải để có giải pháp khả thi, phù hợp với từng giai đoạn.

Ô nhiễm các dòng sông là vấn đề chung của nhiều đô thị trên nước ta. Hơn 20 năm trước, khi nói về kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, ai cũng hình dung đó là con kênh ô nhiễm bậc nhất TP.HCM với dòng nước đen đặc.

Nhưng với quyết tâm thay đổi, từ năm 2002, dự án cải tạo vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được thực hiện. Sau gần 10 năm triển khai, tháng 8/2012, công trình này đã được khánh thành, đánh dấu sự "hồi sinh" của dòng kênh suốt bao nhiêu năm "chết chìm" trong rác.

Hà Nội hiện có 9 dòng sông đang chảy qua thành phố, trong đó sông Tô Lịch là con sông duy nhất nằm trong nội đô. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Những bài học kinh nghiệm từ dự án cải tạo kênh này là điều Hà Nội có thể áp dụng. PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho rằng, Hà Nội cũng có thể học tập kinh nghiệm được của nhiều nước trên thế giới trong việc cải tạo dòng sông trong nội đô.

Để hồi sinh sông Tô Lịch, Hà Nội đã triển khai nhiều dự án quan trọng, trong đó nổi bật nhất là nhà máy xử lý nước thải Yên Xá có công suất 270.000 m3/ ngày đêm với tổng mức đầu tư 16.000 tỷ đồng. Sau một thời gian nỗ lực thi công, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (gói thầu 1) và Hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch cùng cống chính (gói thầu 2) của dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá đã hoàn thành.

Với những giải pháp đồng bộ cùng sự đầu tư lớn về nguồn lực, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, sông Tô Lịch sẽ thực sự chảy trở lại. Ảnh: Internet.

Ông Trương Quốc Bảo – Trưởng ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chương trình hạ tầng xử lý nước thải Yên Xá cho hay: "Các công đoạn vận hành thử nghiệm Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đã hoàn thành, Ban Quản lý dự án đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục để đưa nước sạch ra sông Tô Lịch và Sông Nhuệ trong thời gian sớm nhất."

Việc phát triển không gian đô thị hiện nay khi gắn kết với các dòng sông đang mang đến nhiều tiện ích, khơi mở nhiều tiềm năng để khai thác. Với những giải pháp đồng bộ cùng sự đầu tư lớn về nguồn lực, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, sông Tô Lịch sẽ thực sự chảy trở lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một Tiktoker nổi tiếng đã đứng ra nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng hỗ trợ một cậu bé chữa bệnh, số tiền đã được mạnh thường quân ủng hộ lên tới hơn 16,7 tỷ đồng. Nhưng đến ngày 24/2, số dư trong tài khoản từ thiện này chỉ còn hơn 50 triệu. Dư luận bắt đầu muốn biết số tiền của họ đã sử dụng như thế nào? Liệu lòng tin của họ có bị đặt nhầm chỗ không?

Bắt đầu từ 1/3, nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không sẽ do Bộ Công an chỉ đạo tổ chức và thực hiện.

Hôm nay 27/2 - Ngày Thầy thuốc Việt Nam, cùng phóng viên Hoàng Nhung tìm hiểu về chuyến xe "Cứu thương 0 đồng" của Đội xe Cứu thương 0 đồng Hà Nội.

Theo các chuyên gia, Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về các dạng tài sản số, tiền mã hóa. Những người tham gia vào thị trường như Pi hay đầu tư vào các mã tiền ảo nói chung đều tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cùng đoàn công tác đến thăm và chúc mừng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội.

Bệnh viện Thanh Nhàn là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc ứng dụng sóng cao tần trong chống đau bệnh lý cơ xương khớp. Nhờ đó, số lượng bệnh nhân đến đây khám, chữa bệnh tăng lên theo từng năm.