Hà Nội nỗ lực giải bài toán sĩ số năm học mới
Câu chuyện thiếu trường học, sĩ số cao hơn nhiều so với quy định của ngành giáo dục vẫn là vấn đề nan giải ở Hà Nội nhiều năm qua.
Theo quy định tại Điều lệ Trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, mỗi lớp học ở cấp tiểu học không quá 35 em. Tuy nhiên, với các quận đông dân cư, việc đảm bảo sĩ số này vẫn là mục tiêu khá xa vời.
Với sĩ số trung bình từ 50-52 học sinh/lớp, trường Tiểu học Nguyễn Trãi đã khắc phục bằng cách xây các lớp học với diện tích rộng hơn để đảm bảo không gian học tập cho học sinh.

Cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Hà Nội, cho biết: "Trường tôi sĩ số dao động từ 50-52 học sinh. Năm nay, được học tại phòng học rộng hơn với sĩ số khoảng 52 học sinh như thế tạo điều kiện cho giáo viên trong việc tổ chức lớp, các con được sinh hoạt vui chơi học tập. Với không gian như thế này, các con có thể vừa học vừa chơi tạo các nhóm trong các hoạt động trải nghiệm".
Với khoảng 2,3 triệu học sinh, Thủ đô Hà Nội có số lượng học sinh đông nhất cả nước. Ước tính, mỗi năm số học sinh lại tăng thêm khoảng 40.000-50.000 em. Chuyện quá tải, nhất là ở các khu vực nội đô vì thế đã và đang là vấn đề nóng. Để giảm tải, nhiều trường học đã được xây mới và đưa vào sử dụng ngay trong năm học này.

Trường THCS Hà Đông với khả năng tiếp nhận hơn 1000 học sinh đã góp phần giảm tải rất lớn cho các trường ở khu vực lân cận. Ở những địa bàn không đủ quỹ đất xây trường mới, việc cải tạo, mở rộng trường học cũng là phương án được tính đến. Năm học vừa qua, trường THCS Hà Đông đã được xây bổ sung hai đơn nguyên 4 tầng với 28 phòng học, góp phần quan trọng giảm sĩ số cho các lớp.
Hà Đông là một trong những quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất Hà Nội. Bên cạnh việc xây dựng, cải tạo, mở rộng trường học, phòng Giáo dục đào tạo quận dự kiến phân tuyến lại khu vực tuyển sinh ở một số phường đông học sinh.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông, Hà Nội, cho biết: "Chúng tôi đang tiếp tục rà soát quy hoạch trường lớp để tìm kiếm những quỹ đất còn chuyển đổi cho giáo dục xây thêm trường. Những trường còn quỹ đất sẽ xây thêm các đơn nguyên nâng tầng. Chúng tôi cũng tạo mọi điều kiện xã hội hóa giáo dục, phát triển hệ thống tư thục để hỗ trợ cho công lập. Bên cạnh đó, tiếp tục phân tuyến hợp lý, tuyên truyền vận động nhân dân không tập trung vào trường cao điểm để cho sĩ số giảm đi".
Với những nỗ lực này, so với khoảng 10 năm trước, sĩ số bình quân học sinh/lớp ở các cấp học của Hà Nội đã giảm đáng kể. Từ chỗ phổ biến là khoảng 60 học sinh/lớp ở tiểu học, hiện nay sĩ số bình quân chỉ còn hơn 38 học sinh/lớp.
Thành phố hiện đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại, có diện tích 5ha trở lên. Khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ hỗ trợ khắc phục tình trạng thiếu trường lớp ở một số quận, huyện đông dân cư.


Quy định mới về dạy thêm, học thêm hướng tới bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nâng cao ý thức của giáo viên để nói "không" với dạy thêm trái quy định.
Cuộc thi “Sứ giả du lịch” năm học 2024-2025 dành cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Ba Đình đã góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, yêu Hà Nội.
Hà Nội đang quyết liệt thực hiện chủ trương không dạy thêm, học thêm trên diện rộng. Thay đổi này tạo ra những tác động lớn không chỉ đối với học sinh, giáo viên mà còn đối với phụ huynh. Nhiều gia đình đã tìm cách hỗ trợ con tại nhà, đồng hành cùng con trong học tập, điều chỉnh lịch sinh hoạt.
Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh công lập trên cả nước từ năm học 2025 - 2026. Ngay lập tức, chủ trương này đã nhận được sự đồng thuận cao của xã hội và phụ huynh, học sinh.
Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên và nhi đồng thành phố Hà Nội lần thứ 21 năm 2025 vừa được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phát động.
Cuộc thi "Học sinh Ba Đình lễ nghĩa" đã chọn ra 57 sản phẩm sáng tạo xuất sắc nhất để trao giải, góp phần lan tỏa những hành động đẹp, nhân văn của các em học sinh.
0