Hà Nội những ngày tháng không quên
Hà Nội đã đồng lòng cùng cả nước chiến thắng đại dịch như cách mà người Hà Nội đã chiến thắng mọi kẻ thù trong quá khứ hào hùng của Thủ đô. Bộ phim đã giành Giải Đặc biệt “Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ IV-2021” do Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội tổ chức.
“Hà Nội - những ngày tháng không quên” được thực hiện trong bối cảnh Hà Nội và cả nước bước vào cuộc chiến chống dịch Covid-19 đầu tiên năm 2020. Người dân Thủ đô lần đầu tiên phải đối mặt với một kẻ thù nguy hiểm giấu mặt. Cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn, tất cả mọi người từ già đến trẻ, từ học sinh đến công nhân viên chức, người lao động, các cơ quan, doanh nghiệp… đều phải thay đổi để thích nghi.
Trong lần giãn cách đầu tiên, tháng 3/2020, để phòng chống dịch bệnh theo chỉ thị của UBND thành phố, nhiều người đổ xô đi mua hàng tích trữ khiến một số mặt hàng cần thiết như khẩu trang, nước sát khuẩn trở nên khan hiếm. Một bầu không khí hoang mang, lo sợ bị dịch bệnh tấn công thường trực trong mỗi người dân. Thế nhưng không lâu sau đó, chính quyền Hà Nội đã có những chỉ đạo kịp thời và người dân Thủ đô đã rất nghiêm túc chấp hành.
Cũng trong giai đoạn này, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong dịch bệnh được thể hiện bằng nhiều hành động vô cùng ý nghĩa như: kêu gọi quyên góp, ủng hộ trang thiết bị y tế giúp đỡ các y bác sĩ, các chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch, hay quyên góp thực phẩm dành cho những người lao động khó khăn, mất việc do dịch bệnh.
Hà Nội chính là địa phương đầu tiên có cây ATM gạo, hay siêu thị 0 đồng, bữa cơm 0 đồng… Tất cả những nỗ lực đó đã giúp người dân Thủ đô vượt qua được những giai đoạn cam go nhất và chiến thắng dịch Covid-19. Những chất liệu quý giá đó đã giúp ê kíp làm phim của Đài Hà Nội lên ý tưởng và sản xuất hai tập phim dài 60 phút: “Covid 19 - Kẻ thù giấu mặt” và “Sống trong giãn cách”.
Thời điểm thực hiện bộ phim đúng vào giai đoạn cả nước đang ở đỉnh điểm của dịch bệnh với rất nhiều ca nhiễm bệnh và tử vong. Tác nghiệp trong bối cảnh đó thực sự là khó khăn đối với chúng tôi. Tuy nhiên, vượt lên tất cả những lo lắng có thể bị nhiễm bệnh bất cứ khi nào, toàn bộ ê kíp từ biên tập, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật cho đến lái xe đều sẵn sàng lên đường. Vì chúng tôi biết trong cuộc đời làm báo của mình sẽ không có cơ hội thứ hai như thế.
Nhớ nhất khi ê kíp đến tác nghiệp tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, nơi có 23.000 người dân và 6.500 hộ đang bị phong toả vì có các ca lây nhiễm tại cộng đồng vào ngày 1/8/2022. Trong tiết trời oi bức, cả đoàn phải trang bị quần áo bảo hộ từ đầu đến chân, vác máy quay và các thiết bị vào tận sâu bên trong các ngõ ngách để tiếp cận, ghi lại sinh hoạt hàng ngày và lắng nghe người dân kể về cuộc sống trong vùng phong tỏa.
Suốt hàng tiếng đồng hồ tác nghiệp, quần áo ướt sũng, nghe thấy cả tiếng mồ hôi rơi trong bộ đồ bảo hộ, anh em quay phim thở không ra hơi, thốt lên: “Công nhận cảm phục các y bác sĩ thật! Họ có thể mặc những bộ đồ bảo hộ dày hơn thế suốt 24/24 giờ mà vẫn kiên cường làm việc cứu chữa bệnh nhân. Mình thế này vẫn là may mắn lắm”. Điều đó càng thôi thúc cả ê kíp nỗ lực hơn để có những hình ảnh đắt, chuyển tải những câu chuyện chân thực cho bộ phim.
Hay câu chuyện về những người lao động nghèo ở các tỉnh xa không kịp về quê khi dịch bệnh ập đến. Không có chỗ ở, họ phải đi bộ hàng chục km tìm đường về nhà, nhưng may mắn là họ đã được chính quyền địa phương, người dân yêu thương, đùm bọc bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ đợi hết đợt phong tỏa sẽ đưa về quê. Câu chuyện mà họ chia sẻ với phóng viên và những giọt nước mắt biết ơn của những lao động nghèo khiến chúng tôi không thể quên.
Rồi câu chuyện về những gia đình từ bố đến con, những tình nguyện viên sẵn sàng xung phong ra tuyến đầu giúp đỡ những người dân trong vùng phong tỏa. Hay câu chuyện của những người cao tuổi dù đã nghỉ hưu vẫn tham gia chống dịch, cùng chính quyền giữ “Vùng xanh an toàn”…Chính họ đã đem đến cho bộ phim những cung bậc cảm xúc, và những xúc cảm đó là chất liệu để chúng tôi viết nên câu chuyện về “Hà Nội - những ngày tháng không quên”.
Ê-kíp làm phim chúng tôi phần lớn là thế hệ 7X, 8X. Dù sinh ra trong hòa bình, nhưng thế hệ chúng tôi cũng đã trải qua những năm tháng cuối cùng của thời bao cấp, những tàn dư của chiến tranh vẫn còn đó và người dân cũng gặp muôn vàn khó khăn. Chính những năm tháng ấy đã khắc ghi trong chúng tôi về nghĩa đồng bào, tình làng nghĩa xóm. Mọi người sống nương tựa vào nhau, yêu thương nhau, giúp nhau vượt qua khó khăn để sống và xây dựng Hà Nội phát triển như hiện tại.
Người Hà Nội dù trong hoàn cảnh khó khăn nào vẫn luôn kiên cường, yêu thương, đùm bọc sẻ chia. Đó chính là vũ khí quan trọng để Hà Nội chiến thắng dịch Covid-19 như cách người Hà Nội từng chiến thắng mọi kẻ thù trong quá khứ.
Giải Đặc biệt giành cho bộ phim “Hà Nội - những ngày tháng không quên” một lần nữa khẳng định giá trị văn hóa cốt lõi của người Hà Nội, qua đó góp phần khích lệ những người làm báo chúng tôi thêm sáng tạo, thêm động lực để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.
Lê Hà Chi
Phó Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội
“Hà Nội trong mắt em” và “Mật lệnh hoa sữa” là hai phim thuộc dự án phim “Vì tình yêu Hà Nội” được khán giả chú ý thời gian qua. Đây là dự án phim do Đài Hà Nội sản xuất hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Sau khi đăng quang Miss International 2024, Hoa hậu Thanh Thủy chính thức bước vào một nhiệm kỳ hứa hẹn bận rộn tại Việt Nam, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Để đảm bảo hiệu quả, cô sẽ làm việc với tổ chức Miss International và đơn vị giữ bản quyền tại Việt Nam nhằm xây dựng định hướng hoạt động cụ thể trong thời gian tới.
Gia nhập vào thị trường sản xuất phim điện ảnh những năm gần đây, Trấn Thành liên tục có các bộ phim nắm giữ kỷ lục doanh thu phòng vé, đưa nam nghệ sỹ đến danh hiệu “đạo diễn trăm tỷ”. Dự án phim Tết 2025, Trấn Thành sẽ quay lại với sở trường hài trong "Bộ tứ báo thủ". Teaser trailer vừa công bố đã tiết lộ đầy đủ dàn báo thủ và những màn quậy đỉnh nóc.
"Kính vạn hoa" - bộ phim được được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lần đầu lên sóng truyền hình vào năm 2004. Sau hai thập kỷ, Ngọc Trai, Anh Đào và Long Vũ - những diễn viên từng ghi dấu ấn trong phim đã chính thức tái xuất trên màn ảnh rộng.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
0