Hà Nội nhiều tiềm năng với quy hoạch hai bờ sông Hồng

Phát triển theo trục sông Hồng là chủ trương mà Bộ Chính trị đã nhấn mạnh tại Kết luận số 80 về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Theo quy hoạch, nguồn lực đất đai hai bên sông Hồng sẽ được phát huy tối đa giá trị để đưa vào khai thác và phát triển. Một số quỹ đất sẽ dành để cải tạo xây mới, tái thiết đô thị.

Ngoài việc đưa ra định hướng đối với các khu dân cư, quy hoạch cũng phân bổ quỹ đất xây dựng mới với tỷ lệ chỉ là 5%, phân thành các khu chức năng theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng, chú trọng đặc biệt cho không gian đặc trưng bao gồm cây xanh, mặt nước.

Phát triển theo trục sông Hồng là chủ trương của Bộ Chính trị.

Quy hoạch này đã tính toán kỹ tới việc đảm bảo các yếu tố tự nhiên, thiên nhiên mà sông Hồng mang lại; đồng thời có  dự báo trong tương lai như áp lực chỗ ở của người dân đô thị hay đòi hỏi mới về không gian sống…

Hà Nội khác với những đô thị khác là sông Hồng đóng vai trò rất quan trọng, chi phối không gian với một ưu thế về mặt tự nhiên. Đến nay, thành phố chưa khai thác tốt lợi thế này.

Một số quỹ đất bên sông sẽ dành để cải tạo, xây mới, tái thiết đô thị.

Việc thực hiện quy hoạch sông Hồng đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực như:

- Phía đông bắc: quận Long Biên, huyện Gia Lâm và một phần tỉnh Hưng Yên (huyện Văn Giang) đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trong những năm gần đây. Một số khu đô thị lớn đang hình thành nhằm kéo dãn dân lõi đô thị, cải thiện điều kiện sống.

- Ngược lên phía bắc sông Hồng, huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh cũng đang có nhiều thuận lợi để đẩy mạnh đô thị hóa trên nền đô thị, công nghiệp hiện có. Ưu thế nổi bật nhất dễ dàng nhận thấy tại ba huyện dự kiến sẽ trở thành "thành phố trong thành phố" là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các khu công nghiệp và một số tuyến giao thông đã được đầu tư khá đồng bộ như trục Nhật Tân - Nội Bài, cùng ba cây cầu lớn sẽ được xây dựng bắc qua sông Hồng là cầu Hồng Hà (nối huyện Mê Linh với huyện Đan Phượng), cầu Thượng Cát (nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm) và cầu Tứ Liên (nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có công điện gửi UBND các tỉnh, thành; các chủ đầu tư, ban quản lý trực thuộc bộ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại Nhà Quốc hội vào chiều 11/5.

Một khu sản xuất hai tầng tại xã Liệt Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã có bước chuyển mình rõ rệt trong công tác phòng cháy, chữa cháy, di dời hoàn toàn ra bên ngoài hai phòng ngủ vốn được bố trí bên trong khu nhà.

Lễ trao Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn 2024 đã vinh danh bốn công trình nghiên cứu tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, y học, nông nghiệp và khoa học xã hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko tại Trụ sở Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Nhằm bảo đảm an ninh trật tự, trật tự đô thị, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP. Hà Nội đã xử lý nghiêm các vi phạm tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố.