Hà Nội nâng diện tích tách thửa lên 50m2 từ 7/10/2024

Từ ngày 7/10, Quyết định 61/2024 của UBND thành phố quy định các nội dung liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai bắt đầu có hiệu lực.

Tại các phường, thị trấn, diện tích thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 50m² và có chiều dài, chiều rộng từ 4m trở lên. Đối với các xã vùng đồng bằng, diện tích sau tách phải không nhỏ hơn 80m², vùng trung du là 100m², vùng miền núi là 150m². Nếu người sử dụng đất muốn dành một phần để làm lối đi, thửa đất phải bảo đảm lối đi có chiều rộng mặt cắt ngang từ 3,5m trở lên tại phường, thị trấn và từ 4m trở lên tại các xã. Sau khi tách, thửa đất vẫn phải đáp ứng điều kiện về loại đất quy định trong Luật Đất đai.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, việc nâng diện tích tối thiểu để tách thửa từ 30m2 lên 50m2 đang là một đòi hỏi để từ đó làm cho đô thị được chỉnh trang một cách văn minh hơn, quy hoạch ổn định hơn để bố trí diện tích nhà ở hợp lý.

Ảnh minh họa: Báo Dân trí

Một số chuyên gia cho rằng việc nâng diện tích tách thửa tối thiểu tại các phường, thị trấn sẽ giúp hạn chế tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan, phá vỡ quy hoạch đô thị tại khu vực trung tâm. Bởi Hà Nội là đô thị đặc biệt với áp lực gia tăng dân số cơ học lớn, trong đó mật độ dân số tập trung cao tại các quận nội thành.

Ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản bày tỏ quan điểm: "Có thể thấy rõ rằng thành phố Hà Nội đang xây dựng, thực thi các chính sách nhất quán nhằm giảm sự gia tăng dân số cơ học, đặc biệt tại khu vực nội đô. Việc này nhằm đảm bảo chất lượng sống và duy trì các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô”.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đánh giá: “Quy định mới sẽ giúp Hà Nội kiểm soát chất lượng đô thị tốt hơn, sẽ không tạo ra những căn nhà, thửa đất có diện tích quá nhỏ, manh mún làm mất mỹ quan đô thị”.

Hà Nội tăng diện tích tách thửa đất ở tối thiểu.

Quy định siết chặt điều kiện tách thửa, diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa sẽ giúp phát triển bền vững đô thị và nâng cao chất lượng đời sống của người dân, tránh gây quá tải hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: "Việc nâng diện tích tách thửa cũng có thể giảm một chút tăng dân số cơ học và đảm bảo hơn hạ tầng ở những vùng ven đang phát triển, còn trong nội đô thì phải giải bài toán này bằng nhiều cách khác nhau".

Trước đó, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 10/2023 về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú. Với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ thì diện tích nhà ở phải đạt tối thiểu 15m²/sàn/người với khu vực nội thành, 8m²/sàn/người với khu vực ngoại thành. Việc nâng cao diện tích tối thiểu được tách thửa cũng có ý nghĩa tương tự, giúp hạn chế sự bùng phát dân số, tiến tới phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cần xã hội hóa mạnh mẽ và thêm nhiều chính sách hỗ trợ, để doanh nghiệp được chủ động sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở cho người trẻ, người thu nhập thấp.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1909 cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký quyết định số 27 ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn.

Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.

UBND quận Đống Đa đã tổ chức lấy ý kiến người dân về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu tập thể Trung Tự và Hào Nam, trong ngày 4/4.

Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp theo quy định của Luật Thủ đô năm 2024 - đây là yếu tố thuận lợi trong cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ.