Hà Nội là trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng
Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị đã xác định tầm nhìn đến năm 2045 “Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới…”.
Tại Hội nghị, sau khi nghe giới thiệu về dự thảo quy hoạch, các đại biểu nêu bật vai trò, vị trí của vùng Đồng bắng sông Hồng; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực; thực trạng phát triển vùng; cho rằng phải xây dựng quy hoạch để vùng phát triển thực sự là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc của dân tộc; là cực tăng trưởng của cả nước; đồng thời là cửa ngõ phía Bắc của nước ta và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - một thị trường rộng lớn nhất thế giới và ngược lại.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có đặc thù, đóng góp trên 50% GDP của đất nước; yêu cầu kết nối quy hoạch tỉnh với quy hoạch vùng, quy hoạch vùng phải kết nối quy hoạch tổng thể quốc gia; tạo động lực mới cho tăng trưởng; quy hoạch phải khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; đi đôi với đó là các chương trình, dự án cụ thể và các cơ chế, chính sách đi kèm.
Thủ tướng yêu cầu quy hoạch phải chỉ ra hết tiềm năng của vùng Đồng bằng sông Hồng, với Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá; gắn với văn minh lúa nước, có truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời; quy hoạch cũng phải làm sống lại các dòng sông vốn đang bị cạn kiệt tài nguyên và tính đến khả năng lấn biển.
Cho rằng, vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng, cơ hội lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp. Do đó phải phải có cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, tranh thủ rộng rãi ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, người dân; học hỏi kinh nghiệm quốc tế vận dụng khoa học, sáng tạo vào xây dựng quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, nhánh chóng cụ thể hóa Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Sân bay Minsk, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 11-12/5, theo lời mời của Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko.
Thực hiện kế hoạch hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2025, từ ngày 6-10/5, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền làm trưởng đoàn, thăm và làm việc tại Liên bang Nga.
Tập đoàn TH đã tổ chức Lễ Khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch với công suất hàng đầu tại Nga vào ngày 11/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên Bang Nga Dmitry Medvedev vào ngày 9/5 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Moscow.
Vấn đề quản lý hoạt động quảng cáo trên nền tảng số, đặc biệt là vai trò và trách nhiệm của người nổi tiếng, KOL, YouTuber, TikToker... khi quảng cáo sản phẩm đã làm "nóng" nghị trường, trong phiên Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Nghị quyết về miễn học phí cho học sinh mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân là một trong ba nội dung được Ủy ban Văn hóa và Xã hội thảo luận vào phiên họp toàn thể sáng 11/5.
0