Hà Nội khuyến cáo tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ
Trẻ nhỏ dưới 11 tháng tuổi được tiêm phòng mũi 1 vắc xin sởi. Đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất cho trẻ.
Đưa cháu đi tiêm, ông Nguyễn Tiến Dũng (phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Sợ dịch sởi phát triển nên tôi cũng phải đi tiêm phòng vắc xin cho cháu".

Để chống lãng phí vắc xin và đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, thứ Tư của tuần đầu tiên hàng tháng, 30 trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã đều tổ chức tiêm phòng miễn phí cho trẻ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội, cho hay: “Chúng ta phải quan tâm hơn nữa công tác phòng chống dịch sởi. Hà Nội sẽ triển khai chiến dịch tiêm bổ sung cho trẻ từ 1-5 tuổi, đây là đối tượng nằm trong khối mầm non mẫu giáo. Các trường mầm non mẫu giáo cũng cần phải tăng cường phối hợp với y tế để rà soát, lập danh sách đối tượng trẻ cần phải tiêm. Việc tổ chức chiến dịch tiêm có thể triển khai ngay với các trường mẫu giáo".

Ngoài 10 loại vắc xin tiêm phòng miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi ở các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các điểm tiêm chủng dịch vụ ở Hà Nội đáp ứng đầy đủ các loại vắc xin để phòng bệnh chủ động cho toàn dân.
Nhờ chủ động trong phòng chống bệnh sởi cho nên từ đầu năm đến nay, toàn thành phố mới chỉ ghi nhận một ca bệnh sởi, đã khỏi bệnh.


Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.
Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.
0