Hà Nội không còn hộ nghèo

Chỉ tiêu giảm nghèo của thành phố Hà Nội đã về đích trước một năm kế hoạch đề ra giai đoạn 2022 - 2025. Hiện Hà Nội không còn hộ nghèo, có 9.928 hộ cận nghèo (chiếm 0,43%), có 9 quận, huyện không còn cả hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Sáng 24/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 08 của Thành ủy khóa XVII về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025” tổ chức hội nghị tổng kết chương trình.

Dự hội nghị có Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 08 Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thành phố Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà.

Các đại biểu dự hội nghị.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, việc triển khai, thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành uỷ được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, với những cách làm đổi mới, sáng tạo, khoa học, hiệu quả, thực chất, lan toả sâu rộng, có sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở. Từ đó chương trình đã có những kết quả quan trọng, hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình, đóng góp quan trọng trong những kết quả chung của thành phố trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội theo Nghị quyết Đại hội lần thứ 17 của Đảng bộ thành phố đề ra.

Sau hơn bốn năm thực hiện chương trình, đã hoàn thành 25/26 chỉ tiêu, một chỉ tiêu ước hoàn thành vào cuối nhiệm kỳ là chỉ tiêu “Tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe”. Chỉ tiêu giảm nghèo đã về đích trước một năm kế hoạch đề ra giai đoạn 2022 - 2025, hiện Hà Nội không còn hộ nghèo, có gần 10 nghìn hộ cận nghèo (chiếm 0,43%), có 9 quận, huyện không còn cả hộ nghèo và hộ cận nghèo.1

Để đẩy mạnh đầu tư phát triển mạng lưới y tế, giáo dục đào tạo và văn hoá xã hội, Thành uỷ, HĐND thành phố đã ban hành nghị quyết về đầu tư ba lĩnh vực: đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo của thành phố với tổng mức đầu tư hơn 49.000 tỷ đồng và nhiều cơ chế, chính sách quan trọng khác. Ngoài ra, thành phố quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Điểm nổi bật của Chương trình số 08 từ đầu nhiệm kỳ đến nay là nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội đã được ban hành để kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch, chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ người dân, những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong điều kiện tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt là giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Phát biểu tại hội nghị, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 08 Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh:  Những kết quả đạt được trong Chương trình số 08-CTr/TU của Thành uỷ và công tác giảm nghèo của thành phố đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội, là nền tảng cho sự ổn định, phát triển của thành phố.

Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 08 của Thành uỷ Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cũng chỉ rõ: công tác thực hiện chương trình còn một số hạn chế, như thu nhập bình quân đầu người từng bước được nâng lên, tuy nhiên chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất còn cao (6,6 lần). Chỉ tiêu “Tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe” còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện.

Tiến độ một số dự án, công trình lĩnh vực y tế theo Nghị quyết số 02 của HĐND thành phố và các dự án xã hội hoá triển khai còn chậm. Kết quả thực hiện chỉ tiêu tại một số quận, huyện, thị xã đạt kết quả còn thấp so với bình quân chung của thành phố.

Nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình 08-CTr/TU của Thành uỷ vinh dự nhận Bằng khen của Thành uỷ và UBND thành phố.

Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 08 Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đất nước và Thủ đô đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với nhiều nhiệm vụ rất quan trọng theo quan điểm, chủ trương của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm là đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Công tác đảm bảo và phát triển an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô là nhiệm vụ rất có ý nghĩa và được thực hiện thường xuyên, liên tục và không có điểm kết thúc. Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị tiếp tục tuyên truyền, lan tỏa những kết quả nổi bật, mô hình hay, hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn thành phố. Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù mà Bộ Chính trị và Quốc hội đã ưu tiên dành cho thành phố (như Luật Thủ đô 2024) để rà soát đề xuất xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách bảo đảm thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tế của Thủ đô, trong đó có chính sách đặc thù cho đội ngũ làm công tác chính sách xã hội. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó cần tiếp tục chỉ đạo, triển khai quyết liệt Nghị quyết số 02 của HĐND thành phố về đầu tư ba lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá góp phần phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống bác sĩ gia đình, bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, nâng cao chất lượng, hiệu quả mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thu hút xã hội hóa trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Nhân dịp này, Thành uỷ Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 10 tập thể, 10 cá nhân; UBND thành phố tặng Bằng khen cho 20 tập thể, 17 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình 08-CTr/TU của Thành uỷ. Cũng tại hội nghị, UBND thành phố Hà Nội cũng tặng Bằng khen cho 29 tập thể, 24 cá nhân có thành tích trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025; Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành uỷ trao quà cho 10 hộ gia đình cận nghèo đã thoát nghèo thành công qua sự hỗ trợ từ các chính sách của thành phố và sự nỗ lực của gia đình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều công viên trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã được chỉnh trang, cải tạo đẹp mắt trong thời gian qua.

Mỗi suất cơm 2.000 đồng được trao đi, những thành viên của quán cơm "Nụ cười Shinbi" lại lãi được những nụ cười và niềm hạnh phúc của các bệnh nhân, người lao động.

Người dân ra sân bay sẽ không còn cần lục tìm vé giấy, xếp hàng dài chờ đối chiếu giấy tờ mà chỉ cần ứng dụng công nghệ sinh trắc học và nền tảng VNeID là đủ để làm thủ tục.

Thời tiết Hà Nội duy trì trạng thái trời nhiều mây, sương mù và có mưa phùn rải rác nhiều nơi. Nhiệt độ dao động từ 22 - 23 độ. Độ ẩm trung bình 68%.

Kinh tế tư nhân xứng đáng là động lực quan trọng nhất trong nền kinh tế, song doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa có đủ các điều kiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh theo cơ chế thị trường và được tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà luật không cấm.

Gần 1.000 vận động viên đại diện các đơn vị, trường học, công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Thanh Oai đã tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân.