Hà Nội: Hủy dự án treo gần 20 năm

UBND thành phố đã có quyết định hủy thực hiện dự án Khu đô thị Hồng Thái, huyện Đan Phượng. Dự án này đã để treo gần 20 năm khiến cho cuộc sống của người dân gặp khó khăn, kinh tế - xã hội của địa phương cũng bị ảnh hưởng.

Gia đình ông Nguyễn Duy Thọ, ở xã Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng) có hàng nghìn m² đất nông nghiệp. Thế nhưng, suốt gần 20 năm qua, gia đình ông không dám đầu tư để phát triển sản xuất quy mô lớn. Nguyên nhân là diện tích đất này nằm trong quy hoạch xây dựng Khu đô thị Hồng Thái được UBND tỉnh Hà Tây trước đây phê duyệt từ năm 2007. Quy hoạch là vậy, nhưng chủ đầu tư không triển khai dự án, chưa làm các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng. Dự án thì treo đó, còn cuộc sống, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, khi biết thông tin về việc hủy dự án này, người dân nơi đây rất phấn khởi.

Ông Nguyễn Duy Thọ (xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng) chia sẻ: “Dự án treo suốt gần 20 năm khiến cho cuộc sống, lao động, sản xuất của người dân khó khăn trăm bề. Giờ đây dự án đã được thành phố dừng thực hiện, người dân rất phấn khởi”.

Đây cũng là tâm trạng chung của hàng nghìn hộ gia đình có đất nông nghiệp nằm trong vùng quy hoạch. Họ mong muốn tới đây, nếu thực hiện dự án phát triển đô thị, thì cần triển khai đúng quy định của pháp luật, tránh tái diễn tình trạng dự án treo kéo dài, gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Theo quy hoạch, dự án Khu đô thị Hồng Thái có diện tích gần 170 ha, nằm trên địa bàn ba xã: Đan Phượng, Hạ Mỗ và Thượng Mỗ do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sông Đà, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sông Đà 9.06 và Công ty cổ phần Bất động sản Vinalines làm chủ đầu tư. Gần 20 năm, các đơn vị này không triển khai thực hiện dự án,  gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng) cho biết: “Việc hủy dự án treo này sẽ giúp địa phương chủ động trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Tới đây, nếu quy hoạch làm khu đô thị ở đây thì cần lựa chọn chủ đầu tư đủ năng lực để thực hiện đúng thời hạn theo quy định”.

Hiện tại, khu đất này được UBND thành phố giao cho huyện Đan Phượng nghiên cứu, đề xuất phương án quản lý, khai thác theo đúng quy hoạch. Cùng với Khu đô thị Hồng Thái tại huyện Đan Phượng, thời gian gần đây Thành phố cũng đã hủy, hoặc dừng thực hiện hàng loạt dự án treo kéo dài tại các quận, huyện như: Đống Đa, Cầu Giấy, Hoài Đức, Hà Đông, Quốc Oai. Không còn tình trạng lãng phí, nguồn lực đất đai sẽ được phát huy hiệu quả để Hà Nội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường trực HĐND Thành phố sáng 20/5 đã tổ chức giao ban với Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã để quán triệt, triển khai hướng dẫn định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND các cấp khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của TP. Hà Nội. Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì hội nghị.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 20/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Thủ tướng đề nghị Ban Quản lý dự án cầu Tứ Liên phát huy trách nhiệm cao nhất, các nhà thầu nỗ lực rút ngắn thời gian thi công dự án xuống còn 24 tháng, hoàn thành vào tháng 5/2027.

Quận ủy Hoàn Kiếm sáng 19/5 đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 và tổng kết Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5 - năm 2025.

Việc lấy ý kiến chuyên gia, nguyên lãnh đạo MTTQ trong sửa đổi Hiến pháp 2013 là cơ hội để tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, rõ trách nhiệm và kiểm soát quyền lực tốt hơn.

Cầu Tứ Liên hiện là cây cầu dây văng hiện đại và quy mô lớn nhất của Thủ đô Hà Nội, kết nối quận Tây Hồ với quận Long Biên và huyện Đông Anh.