Hà Nội hướng tới mục tiêu 'xanh hóa' giao thông đô thi
Từ ngày giao thông công cộng phát triển, Anh Trần Đức Kiên, 38 tuổi đã hạn chế tối đa các phương tiện cá nhân của mình. Từ đi làm, đi chơi đến đi tập thể dục, anh đều lựa chọn xe đạp công cộng để di chuyển vì sự tiện lợi, nhanh chóng và đồng bộ.
Phỏng vấn Trần Văn Kiên - Quận Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: "Tôi chuyển từ phương tiện cá nhân sang xe đạp công cộng vì di chuyển nhanh, bảo vệ môi trường".
Mặc dù mới chỉ chính thức đi vào hoạt động được hai năm nhưng xe đạp công cộng đã thể hiện được ưu thế của mình trong công cuộc bảo vệ môi trường, giảm phát thải tương đương với gần 9 nghìn cây xanh. Có 105 trạm xe được kết nối với bến Metro, xe buýt, BRT tạo thành mạng lưới giao thông công cộng thuận tiện cho người dân. Việc tổ chức làn đường dành riêng cho xe đạp cũng được nghĩ tới và đề xuất thí điểm.
Ông Đỗ Bá Dân - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trí Nam cho biết: "Nên dành đường riêng cho xe đạp một cách khoa học, có chỗ thì làm làn riêng, có chỗ đi hỗn hợp để phù hợp mạng lưới đường xá Hà Nội".
Năm 2021, xe buýt điện được đưa vào hoạt động song song với xe buýt truyền thống. Đến nay, đã phục vụ 44 triệu hành trình di chuyển, khả năng bảo vệ môi trường tương đương 1 triệu cây xanh. Không chỉ phục vụ các tuyến đường nội đô mà mới đây, xe buýt điện chính thức khai thác tuyến buýt kết nối nội đô với sân bay Nội Bài. Trong kế hoạch hướng đến xe buýt xanh năm 2050, xe bus điện là chìa khóa quan trọng để hoàn thành mục tiêu này.
Cũng trong 2021, Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động hệ thống tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông. Đây được coi là sự kiện đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Hà Nội trong công cuộc hướng tới giao thông xanh. Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có hai đường điện song song độc lập, trong phương án nếu cả hai đường điện đều mất, dòng điện dự phòng sẽ giúp tàu vận hành. Chính từ những lợi ích vượt trội, tàu điện trên cao đang dần chiếm được thiện cảm trong lòng người dân và trở thành ưu tiên trong di chuyển hàng ngày.

Phát triển giao thông chú trọng đến xe điện là sự chọn lựa của nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có các thành phố đông dân, phương tiện chạy bằng xăng dầu tạo ra lượng khí thải cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đồng thời, đây cũng là định hướng chung của các đô thị đang vươn mình trở thành những thành phố thông minh, hướng tới phát triển bền vững.


Điện thoại kết nối con người với thế giới nhưng nếu lạm dụng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chính chúng ta.
Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản giao Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ các cơ sở đăng kiểm thực hiện tốt công tác kiểm định, không để xảy ra tình trạng ách tắc trong hoạt động này.
Cầu Phong Châu mới dự kiến có thể hợp long vào dịp Quốc khánh 2/9 và thông xe vào cuối năm 2025, vượt tiến độ yêu cầu hai tháng.
Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và Đà Nẵng, thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, đã lọt top 100 sân bay tốt nhất thế giới năm 2025 do Skytrax công bố.
Việc hoàn thành tuyến đường song hành vào tháng 10/2025 là không thể, bởi tiến độ bàn giao mặt bằng của các địa phương đang chậm - đại diện một số nhà thầu cho biết.
UBND quận Hà Đông đã thẩm định và phê duyệt các phương án bồi thường với kinh phí gần 860 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, xây dựng đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
0