Hà Nội hướng tới là thành phố học tập toàn cầu

Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam.

Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Chủ tịch MTTQ Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Lan Hương, cùng hơn 3.500 đại biểu.

70 năm qua, ngành Giáo dục Thủ đô đã có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng, trở thành trung tâm giáo dục hàng đầu cả nước. Toàn Thành phố có hơn 2.900 trường học với gần 2,3 triệu học sinh, gần 130.000 giáo viên. Năm 2024, tỉ lệ tốt nghiệp THPT của toàn Thành phố đạt 99,81%.

Năm 2024 cũng là năm Hà Nội có sự bứt phá mạnh mẽ về chất lượng giáo dục mũi nhọn khi có hai học sinh giành HCV Olympic quốc tế. Song hành cùng với các cột mốc phát triển quan trọng của Thủ đô, ngành Giáo dục đã góp phần tích cực trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp chung của giáo dục cả nước.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua đã quy định những chính sách đặc thù cho giáo dục Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Quốc hội đang xem xét thông qua Luật Nhà giáo với nhiều nội dung quan tâm và phát triển giáo dục, đặc biệt là vai trò của người thầy trong các cơ sở giáo dục.

Thời gian tới, ngành Giáo dục Thủ đô sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, xây dựng Hà Nội trở thành thành phố học tập toàn cầu. Cùng với đó, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ học sinh Thủ đô - những chủ nhân tương lai, lực lượng quan trọng trong thực hiện các mục tiêu chiến lược của đất nước.

Nhân dịp này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước dành cho ngành Giáo dục Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.