Luật Thủ đô tạo thuận lợi phát triển đường sắt đô thị
Đây là một thách thức rất lớn khi nhìn từ thực tế triển khai đầu tư xây dựng đường sắt đô thị ở Thủ đô trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhận định Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù.
Ngày 8/8/2024, đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại. Như vậy, cùng với tuyến Cát Linh – Hà Đông trước đó, đến nay, Hà Nội mới chỉ hoàn thành hai đoạn tuyến trên cao với chiều dài 21,5 km, đạt khoảng 3% tổng chiều dài mạng lưới đường sắt theo quy hoạch.
Thực tế triển khai các dự án đường sắt đô thị gần 20 năm qua cho thấy có rất nhiều bất cập. Bên cạnh vấn đề chậm tiến độ, các dự án còn bị đội vốn do chúng ta thiếu kinh nghiệm, phát sinh chi phí và khiếu nại của các nhà thầu làm tổng mức đầu tư tăng cao.
Khắc phục bất cập này, Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội. Cụ thể, luật dành riêng Điều 31 để quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), giúp tối ưu hóa việc sử dụng đất và giảm ùn tắc giao thông.
Ông Tô Anh Tuấn – Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, cho hay: “Người ta khai thác những khu vực gần các tuyến và đặc biệt là đầu mối giao thông ví dụ các nhà ga, các bến bãi là nơi rất thuận lợi cho các hoạt động cho người dân nói chung tiếp cận các phương tiện vận tải công cộng. Khi ở những khu vực ấy, người ta có thể cho phép xây dựng với mật độ cao hơn để tập trung được nhiều dân cư hơn, tập trung được nhiều hoạt động đô thị hơn".
Ths Vũ Anh Tuấn – Bộ môn quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Trường Đại học Giao thông Vận tải, cho biết: “Mô hình TOD là để gắn kết các nhà ga của vận tải công cộng với những trung tâm, tạo sự thuận lợi cho việc đi lại bằng vận tải công cộng. Đây là quan hệ hai chiều: lượng khách đủ lớn sẽ nuôi được hệ thống giao thông công cộng và hệ thống giao thông công cộng hiệu quả sẽ giải quyết được bài toán đi lại trong đô thị, tránh ùn tắc”.
Luật Thủ đô 2024 cho phép UBND thành phố Hà Nội có quyền quyết định các cơ chế, công cụ về quy hoạch và đầu tư mà không cần phải thông qua nhiều cấp, giúp rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động trong việc triển khai các dự án. Đơn cử như cho phép Thủ đô được quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
Các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trong Luật Thủ đô được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị trong thời gian tới. Mục tiêu đến năm 2045, Hà Nội sẽ có mạng lưới đường sắt đô thị dài hơn 400 km. Hơn 200 km còn lại sẽ xây dựng đến năm 2065.


Các lực lượng chức năng TP.Hà Nội vừa tổ chức đóng 5 lối đi tự mở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên tuyến đường sắt đoạn qua thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.
Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn do một cán bộ địa phương tổ chức và chỉ đạo.
Gói thầu số 9 dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô có chiều dài hơn 20km đang bị chậm tiến độ do còn nhiều vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.
Công an Hà Nội đã tập trung tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời những vụ việc, hành vi vi phạm luật, gây ảnh hưởng tới an toàn giao thông đường thủy.
Một tài xế xe ô tô đã mất kiểm soát khi lùi xe, cuốn người phụ nữ đi bộ vào gầm bánh phía sau.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng tin tưởng, thông qua hoạt động của Văn phòng đại diện, Đài PT&TH Hà Nội sẽ tiếp tục làm cầu nối để nhân dân hai Thành phố hiểu rõ hơn về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - chính trị.
0