Hà Nội giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Triển khai Công điện số 112 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 3766 yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, chống lãng phí, thất thoát.

Theo đó, UBND thành phố yêu cầu rà soát, thống kê toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài, thuộc phạm vi, địa bàn quản lý (bao gồm các dự án đầu tư công, dự án đầu tư ngoài ngân sách) chậm triển khai, chậm đầu tư xây dựng, chưa hoàn chỉnh theo dự án, quy hoạch được duyệt; các khu công viên đã đầu tư xây dựng nhưng chưa khai thác, sử dụng các ô đất quy hoạch công viên chưa đầu tư xây dựng,…

Trên cơ sở đó, các đơn vị báo cáo rõ nguyên nhân, khẩn trương xây dựng kế hoạch, biện pháp khắc phục, xử lý ngay, dứt điểm các vướng mắc, tồn tại (trong đó xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, tiến độ, thời gian hoàn thành, đơn vị thực hiện để làm cơ sở đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá), có báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 25/11, để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.

Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện tổng hợp, phân loại các dự án đầu tư, nguyên nhân tồn đọng, dừng thi công kéo dài, đề xuất phương án xử lý, giải quyết, báo cáo UBND thành phố trước ngày 30/11.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.