Hà Nội gia tăng nhiều loại bệnh truyền nhiễm

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần từ ngày 21/3 đến 28/3, toàn thành phố ghi nhận 189 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện, tăng 7 ca so với tuần trước đó. Lũy kế từ đầu năm 2025 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.250 trường hợp mắc sởi tại toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã và đã có một trường hợp tử vong.

Trước tình hình này, ngành Y tế Thủ đô đang đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, tăng cường giám sát và kiểm soát dịch bệnh nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan rộng.

Ngoài ra, trong tuần qua, Thành phố cũng ghi nhận 186 trường hợp mắc tay chân miệng tại 28 quận, huyện, thị xã, tăng 80 trường hợp so với tuần trước. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, tổng số ca tay chân miệng ghi nhận là 582, gần gấp đôi so với cùng kì năm 2024 với 8 ổ dịch tay chân miệng, trong đó hiện còn 4 ổ dịch đang hoạt động.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, CDC Hà Nội yêu cầu các quận, huyện tiếp tục rà soát và đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng, trọng tâm là trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi và trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vaccine; đồng thời, tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh tay chân miệng trong cộng đồng và trường học, tổ chức tổng vệ sinh, khử khuẩn phòng chống dịch lây lan rộng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.

Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).

Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.

TS Nguyễn Hồng Vũ, cựu nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (California, Mỹ), cho biết các tài liệu về lòng xe điếu không nhiều, một số thông tin có lý giải lòng này có thể do quá trình nuôi lợn mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn Lawsonia intracellularis, tồn tại ở những nơi mà điều kiện vệ sinh không đảm bảo.