Hà Nội được cấp phép xây công trình phục vụ nông nghiệp

Phát triển bền vững các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung là nội dung mới được Luật Thủ đô (sửa đổi) đề cập khá chi tiết tại Điều 32.

Hơn 4 ha nho của Hợp tác xã (HTX) Duy Tới, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, đang chuẩn bị được thu lứa nho đầu tiên. Nhưng đến nay, sau hơn ba năm triển khai đầu tư, HTX vẫn chưa thể xây dựng được khu nhà kho bảo quản sản phẩm. Thời hạn thuê đất ngắn cũng đang là nỗi lo.

Trang trại trồng rau hữu cơ tại Từ Vân, huyện Thường Tín, của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hoàng Gia, được triển khai từ gần 5 năm nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp này hiện đang phải xin đấu thầu tiếp với địa phương để tiếp tục được thuê đất. Đây chính là rào cản đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Vũ Tuấn Linh, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hoàng Gia, cho hay: “Vấn đề chúng tôi trăn trở nhất là thời hạn thuê đất, nó dẫn đến suất đầu tư và thời gian thu hồi vốn bị hạn chế. Đối với trang trại làm hữu cơ thì thời hạn lại càng chậm nữa. Vì vậy, thời hạn thuê đất làm cho hướng đầu tư bị cản trở. Vì vậy, rất mong trong quá trình thay đổi Luật Đất đai, Luật Thủ đô thì có cơ chế mở đối với đầu tư vào nông nghiệp”.

Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo bền vững cho phát triển nông nghiệp.

Những vướng mắc các doanh nghiệp, hộ nông dân đang gặp phải, đã được quy định tại Điều 32 của Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

Tại khoản 3 và 4, Điều 32, Luật Thủ đô sửa đổi, quy định UBND thành phố được quyết định:

Một là, cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp các công trình phụ trợ bán kiên cố để phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, cảnh quan du lịch, giáo dục trải nghiệm tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Hai là, HĐND thành phố quy định chi tiết tỷ lệ diện tích xây dựng, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép, loại công trình phụ trợ bán kiên cố tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo quy định tại điểm b khoản 3 điều này.

Những nội dung được quy định rõ ràng, cụ thể sẽ góp phần thu hút cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Khi các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành luật được ban hành và UBND, HĐND thành phố Hà Nội có quy định cụ thể, các nút thắt trong đầu tư nông nghiệp, những bất cập về quỹ đất, vốn và công nghệ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sẽ được tháo gỡ, mở hướng đi mới cho Hà Nội phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?

Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.

Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.

Lợi nhuận sau thuế quý I/2025 của VEAM giảm 11% so với cùng kỳ, còn 1.277 tỷ đồng, mức giảm tuyệt đối là 158 tỷ đồng. Vậy, tín hiệu sau khi VEAM giảm lợi nhuận là gì?

Hình thức thuế khoán, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận của các đại biểu trước khi bấm nút thông qua nghị quyết vào sáng 17/5.