Hà Nội đưa ô nhiễm không khí về ngưỡng an toàn | Hà Nội tin mỗi chiều

Cả Hà Nội và TP.HCM cùng đặt mục tiêu không khí phải sạch trong 5 năm tới. Đây không phải cam kết suông. Lần này, có cả quyết tâm, cơ chế và một tầm nhìn rõ ràng.

Khi Hà Nội cùng TP.HCM chính thức đặt mục tiêu trong 5 năm tới đưa chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) về ngưỡng an toàn, nhiều người thấy mừng không chỉ vì mục tiêu đó đáng mơ ước, mà còn vì lần này Hà Nội đang có trong tay một công cụ rất mạnh để biến điều đó thành hiện thực: Luật Thủ đô (sửa đổi).

Không giống những lời hứa trước đây hay các cam kết đầy thiện chí nhưng thiếu hành lang thực thi, lần này Hà Nội có một bộ luật do chính Quốc hội thông qua – cho phép thành phố tự đặt ra các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao hơn mặt bằng chung cả nước.

Ví dụ, Hà Nội có thể hạn chế xe cá nhân trong nội đô theo khung giờ, áp dụng mức xử phạt cao hơn đối với hành vi gây ô nhiễm, quy hoạch bắt buộc tỷ lệ cây xanh, mặt nước trong các dự án đô thị. Đặc biệt là yêu cầu đánh giá tác động môi trường ở tiêu chuẩn riêng của Hà Nội. Đây không chỉ là sự phân cấp mà là sự nâng tầm. Hà Nội giờ đây có thể tự đưa ra quyết sách để bảo vệ không khí cho chính người dân của mình.

Điều này vượt xa cả ý nghĩa môi trường. Nó thể hiện một tầm nhìn mới: Hà Nội không chạy đua phát triển bằng mọi giá nữa, mà đặt con người – cụ thể là sức khỏe và chất lượng sống – vào vị trí trung tâm.

Việc chất lượng không khí ở hai đô thị lớn nhất cả nước thường xuyên ở mức xấu đến rất xấu là một thực tế đã tồn tại quá lâu. Điều đáng lo ngại hơn là chúng ta đã quen với điều đó. Chúng ta dường như học cách sống chung với ô nhiễm, thay vì đòi hỏi một bầu không khí trong lành – điều vốn là quyền tối thiểu của mỗi công dân. Bởi vậy, khi Hà Nội và TP.HCM bắt tay thực hiện Nghị quyết 98, với mục tiêu kéo giảm ô nhiễm không khí một cách thực chất, đây là bước đi rất cần thiết và kịp thời. Không thể để tốc độ đô thị hóa tiếp tục vượt quá khả năng kiểm soát về môi trường.

Nhiều người đồng thuận với việc thành phố xác định rõ nguyên nhân gây ô nhiễm như khí thải từ phương tiện giao thông, từ sản xuất công nghiệp và hoạt động xây dựng. Đã đến lúc chúng ta không né tránh nữa. Đã đến lúc, những ống khói không còn được quyền phả vào bầu trời thành phố những làn bụi vô hình mà độc hại.

Một điểm đáng chú ý là Hà Nội đã bắt đầu triển khai trạm quan trắc không khí tự động và công khai dữ liệu cho người dân. Đây là biểu hiện của sự minh bạch. Bởi khi có thông tin rõ ràng, người dân mới có thể giám sát, mới có thể lên tiếng, quan trọng hơn – mới có thể bảo vệ được chính mình.

Hướng tiếp cận đồng bộ được hai thành phố lựa chọn là: không chỉ kiểm soát ô nhiễm, mà còn thay đổi mô hình tăng trưởng, phát triển giao thông công cộng, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch. Tức là, không chỉ dọn dẹp hậu quả – mà còn thay đổi từ gốc rễ. Chúng ta không thiếu bài học. Theo dữ liệu của IQAir, trong những ngày đầu tháng 1/2025, Hà Nội nhiều lần lọt top 5 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, có thời điểm AQI vượt 280.

Chúng ta cũng không thiếu cảm hứng. Hãy nhìn Seoul: thành phố từng bị "nghẹt thở" bởi xe cộ và bê tông, nhưng đã táo bạo tháo dỡ cả tuyến cao tốc để trả lại suối Cheonggyecheon – một dòng nước trong lành giữa lòng đô thị. Hành động đó không chỉ là kiến trúc, mà là tuyên ngôn sống xanh. Hà Nội cũng đang bắt đầu hành trình của riêng mình. Một hành trình khác biệt – bằng cách dùng luật để bảo vệ lá phổi đô thị.

Người dân đồng tình với mục tiêu trong 5 năm tới đưa chất lượng không khí về ngưỡng an toàn. Nhưng họ càng tin tưởng hơn khi mục tiêu ấy không chỉ gói trong nghị quyết, khẩu hiệu hay đề án, mà đang có một nền tảng pháp lý vững chắc để thực hiện.

Luật Thủ đô không phải một tấm áo danh xưng, mà là bộ khung để Hà Nội có thể tự thiết kế lối sống xanh cho chính mình, trong thời đại mà không khí sạch đã trở thành “xa xỉ phẩm” ở nhiều đô thị châu Á.

Hành trình này không dễ nhưng khi luật đã đứng về phía người dân, mỗi công dân Hà Nội, từ các nhà quy hoạch, doanh nghiệp đến những người dân – người đi xe máy, người sống giữa phố – đều có thể góp một phần vào bầu trời trong lành của mai sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ hôm 19/5 được xem là bước ngoặt trong tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.

Hà Nội siết chặt quản lý di tích lịch sử, văn hóa; Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện trên địa bàn; Hà Nội dự kiến triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện giao thông công cộng; Nga đề nghị Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc; Hà Nội và Bắc Kinh tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tư pháp; Giá đất nền tăng nhanh cục bộ tại một số địa phương; Tổng thống Mỹ ký đạo luật chống ảnh khiêu dâm giả mạo do AI tạo ra;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Nhất Phàm tìm cách thuyết phục người làm chứng vụ tai nạn của mẹ Thư Nhân năm xưa đi gặp và nói ra sự thật với Thư Nhân. Mời các bạn đón xem tập 41 của bộ phim "Yêu em, người chữa lành vết thương cho anh", phát sóng lúc 12h ngày 21/5, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Giữ trong tay số tiền lớn của chú Ba, “Mũi Dao” âm mưu bỏ trốn. Là đồng bọn cũ của nhau, lại quá hiểu đối phương, Thân Thế Kiệt đâu dễ để “Mũi Dao” ôm tiền chạy thoát. Mời các bạn đón xem tập 13 của bộ phim "Dưới ánh mặt trời", phát sóng lúc 20h ngày 21/5, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Chứng kiến hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn của Kiến Nhất, Jo Jo càng thêm quyết tâm cùng bạn vượt qua thử thách. Mời các bạn đón xem tập 4 của bộ phim "Cầu vồng trong mưa", phát sóng lúc 13h ngày 21/5, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.