Hà Nội dự kiến thu phí ô tô vào nội đô

Theo dự kiến, việc thu phí ô tô vào nội đô sẽ được thực hiện trong năm 2024, mức cao nhất 100.000 đồng mỗi xe.

Sau 2 lần trình và được UBND TP Hà Nội yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, đơn vị tư vấn xây dựng đề án thu phí phương tiện cơ giới vào nội đô để giảm ùn tắc giao thông vừa bổ sung, hoàn thiện, báo cáo Sở GTVT Hà Nội lần thứ 3.

Dự kiến thu phí ô tô vào nội đô sẽ được thực hiện năm 2024

Theo dự kiến, việc thu phí ô tô vào nội đô sẽ được thực hiện trong năm 2024, mức cao nhất 100.000 đồng mỗi xe. Khung phí này được tính toán làm căn cứ để xây dựng dự án đầu tư công nghệ thu phí và thành phố sẽ căn cứ vào thực tế để điều chỉnh mức thu phí chính xác ở từng giai đoạn. Đề án thu phí ô tô vào nội thành Hà Nội mới luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và dư luận.

Theo đề án, từ nay đến năm 2025, thành phố sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ô tô vào nội đô. Trong khi phương án trước đây, con số trạm thu phí được đơn vị tư vấn đề xuất chỉ là 87 trạm. Đây là điểm khác biệt lớn nhất trong đợt chỉnh sửa lần này.

Lý giải về việc gia tăng các trạm thu phí so với lần đề xuất trước, đại diện nhóm tư vấn đề án cho biết, thời điểm này so với 2 năm trước đó, thành phố Hà Nội đã đưa thêm nhiều tuyến đường, vị trí kết nối với trung tâm vào sử dụng nên nhóm tư vấn phải khảo sát, cập nhật, bổ sung.

Khu vực lập trạm thu phí vào nội đô được giới hạn bởi các đường: Vành đai 3 - cầu Thanh Trì - Phạm Văn Đồng - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - đường Nguyễn Văn Linh và khép kín vào Vành đai 3. Còn mức thu phí thì cũng giống như những lần trước, được xác định tối thiểu là 50.000/lượt xe, còn tối đa là 100.000 đồng/lượt.

Đây là nội dung khiến đề án nhận được nhiều sự quan tâm của người dân vì việc thu phí triển khai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của họ. Các tài xế taixi băn khoăn chở khách ra ngoại thành đến khi quay về lại mất phí. Doanh nghiệp vận tải đau đầu lên phương án tăng giá vé, tăng cước vận chuyển để bù đắp lại chi phí phát sinh. Nhưng băn khoăn nhất là những người dân sống trong khu vực thu phí hoặc ở ngoài vành đai nhưng cơ quan lại ở trong khu vực thu phí. Vì có thể cứ đi ra ngoài rồi trở về nhà hay đi làm là mất tiền phí vào nội đô.

Để giảm thiểu ảnh hưởng, trong đề án, đơn vị tư vấn cũng đang đề xuất sẽ giảm một phần mức phí cho các nhóm đối tượng này. Theo dự kiến, tổng mức đầu tư cho việc lập hệ thống gần 100 trạm thu phí vào nội đô dự tính khoảng 2.600 tỷ đồng. Để hiện thực điều này, từ nay đến năm 2023, Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị có liên quan sẽ khảo sát, xây dựng lắp đặt các trạm thu phí, để bắt đầu triển khai thu phí trong năm 2024.

Trước đó, liên quan đến đề án này, vào ngày 4/11/2021, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản nêu rõ: Việc phê duyệt đề án vào thời điểm đó là chưa phù hợp, chưa đảm bảo đầy đủ toàn diện các điều kiên thực hiện. Sau gần 1 năm, đề án thu phí ô tô vào nội đô tiếp tục được đề xuất trở lại.

Mong muốn Thủ đô Hà Nội không còn cảnh ùn tắc là điều chính đáng của tất cả mọi người nhưng thực hiện ra sao để đạt được kết quả khả quan đang là bài toán đau đầu với chính cơ quan quản lý nghiên cứu vấn đề này.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nếu để xảy ra hiện tượng hàng giả, hàng lậu ở địa phương nào thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm; các lực lượng chức năng phải đẩy mạnh kiểm tra, xử lý triệt để.

Tốc độ giao thông qua khu vực trường học tại một số nơi của Hà Nội đang ở mức cao (40km/h), tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đối với học sinh.

Việt Nam cần loại bỏ gần 700 xe buýt chạy dầu diesel mỗi năm và dần thay thế bằng xe buýt thuần điện tại các thành phố trực thuộc Trung ương để hoàn thành mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050.

Phòng CSGT Hà Nội đã tăng cường các tổ công tác kiểm tra tại các tuyến đường quận, huyện, để ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm luật giao thông.

Hai phương án về việc lập dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cao tốc CT.07 đoạn Hà Nội - Thái Nguyên theo phương thức đối tác công - tư (PPP) đã được doanh nghiệp nghiên cứu báo cáo đề xuất gửi Bộ Xây dựng.

Tuyến tàu khách liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ được khôi phục từ ngày 25/5, sau 5 năm tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.