Hà Nội dự kiến có thêm 15.000 nhà ở trong năm 2024

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá bất động sản vẫn còn ở mức quá cao, gây khó khăn cho người dân tiếp cận bởi nguồn cung chưa được cải thiện. Tình trạng lệch pha cung cầu diễn ra ngày càng lớn. Tín hiệu tích cực có thể kỳ vọng là khi các luật mới được thông qua và đi vào thực thi sẽ giải quyết được những ách tắc trên thị trường, khơi thông các dự án phát triển. Dự kiến khi những vấn đề pháp lý được giải quyết trong năm 2024 này, Hà Nội sẽ có thêm khoảng 15.000 sản phẩm nhà ở được đưa ra thị trường.

15.000 sản phẩm nhà ở bao gồm các căn hộ chung cư và nhà thấp tầng và con số này có thể khả thi nếu các thủ tục pháp lý được hoàn thiện đúng tiến độ, dự án không bị tạm dừng do chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Có thể thấy các dự án luật như Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và mới nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tác động trực tiếp tới việc phát triển của thị trường bất động sản.

Tăng thêm nhiều nhà ở trong năm 2024

Quá trình phục hồi sẽ có cơ hội được rút ngắn, thị trường sớm bước sang giai đoạn bình thường mới. Tình hình quy hoạch, đầu tư công cũng tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản khi liên tục các địa phương được phê duyệt và công bố quy hoạch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các lực lượng chức năng lập hồ sơ, tổ chức cưỡng chế nhiều công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Tả Thanh Oai.

Đề xuất mở rộng đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội là một trong những cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội được xem xét bổ sung vào Dự thảo Nghị quyết theo Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA).

Báo cáo thẩm tra đồng tình với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, đề nghị có đánh giá định kỳ về hiệu quả của chính sách từ các góc độ về tác động đến kinh tế nông nghiệp, đời sống nông dân và hiệu quả sử dụng đất.

Dù đã tập trung xử lý nhiều vi phạm trên địa bàn, nhưng tại Phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm vẫn xuất hiện tình trạng sử dụng đất sai mục đích.

Tình trạng hàng loạt dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý kéo dài, đặc biệt trong khâu giao đất, cấp phép xây dựng và giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, thanh khoản thị trường và niềm tin của nhà đầu tư, nếu không được tháo gỡ sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng vào sáng nay, 13/5.