Hà Nội đề nghị bổ sung hàng nghìn biên chế giáo dục
Thực tế hiện nay, số biên chế sự nghiệp giáo dục thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục. Ban Tổ chức Trung ương đã quyết định thông báo bổ sung 2.648 biên chế cho thành phố Hà Nội, bao gồm: Biên chế mầm non (191 người), biên chế tiểu học (977 người), biên chế THCS (1.033 người), biên chế THPT (447 người).

Sau khi được Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt, UBND thành phố Hà Nội sẽ phân bổ số biên chế trên cho 24 quận, huyện, thị xã và Sở Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị phải sử dụng số biên chế được giao bổ sung một cách hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo có số dư biên chế viên chức để thực hiện mục tiêu tinh giản 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách trong giai đoạn 2022- 2026. Đề xuất trên của UBND thành phố Hà Nội sẽ được xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào ngày 29/3 tới.


Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
Bức thư của nữ sinh Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025.
Cả nước sau khi sáp nhập có trên 3.300 đơn vị hành chính cấp xã với 52.000 cơ sở giáo dục và 23,4 triệu học sinh, bình quân mỗi xã có 7.000 học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.
Hai trường Trường THPT chuyên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đang chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao với tỷ lệ chọi vào lớp 10 chuyên tăng cao.
0