Hà Nội: Dấu ấn thành phố sáng tạo, kết nối toàn cầu | Hà Nội tin mỗi chiều
Đồng thời, cũng là cơ hội để Thủ đô nghìn năm văn hiến phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược, sớm trở thành đô thị sáng tạo, trung tâm dịch vụ chất lượng cao của khu vực và thế giới.
Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO được thành lập vào năm 2004 nhằm kết nối các thành phố có tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc phát triển văn hóa, bảo tồn di sản và thúc đẩy kinh tế thông qua các ngành công nghiệp sáng tạo.
UNESCO xác định 7 lĩnh vực sáng tạo chính mà các thành phố có thể đăng ký tham gia, bao gồm: nghệ thuật ẩm thực, thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, văn học, nghệ thuật truyền thông, và âm nhạc.
Tính đến nay, mạng lưới có hơn 300 thành phố từ khắp các châu lục trên thế giới với mức thu nhập và dân số khác nhau, tất cả đều cam kết đặt sự sáng tạo và nền kinh tế sáng tạo là cốt lõi trong việc phát triển đô thị để tiến tới các thành phố an toàn, hội nhập và phát triển bền vững.
Được công nhận vào năm 2019, Hà Nội là thành phố thứ 246 tham gia vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO và được ghi nhận trong lĩnh vực thiết kế, một trong những yếu tố quan trọng của chiến lược phát triển đô thị và văn hóa của Thủ đô.
“Danh hiệu thành phố vì hòa bình là niềm tự hào của Hà Nội trong 20 năm nay. Bây giờ là lúc chúng ta cần có một danh hiệu nữa để vinh danh thành phố. Danh hiệu này không chỉ là niềm tự hào, mà sẽ định hướng cho sự phát triển của Thủ đô trong những năm sắp tới. Vì thế, một danh hiệu phải mang tính bao trùm nhiều lĩnh vực của Thủ đô năng động thì tốt hơn là một danh hiệu dễ đạt được như thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian”, PGS, TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ.
Tất nhiên, để được UNESCO công nhận, Hà Nội đã phải trải qua một quá trình chuẩn bị hồ sơ rất kỹ lưỡng, trong đó nhấn mạnh các tiềm năng và định hướng phát triển sáng tạo của thành phố.
Nằm trong sự giao thoa mạnh mẽ giữa văn hoá bản địa với các nền văn hoá Đông - Tây, kế thừa những di sản và tiếp nối mạch nguồn của đô thị sáng tạo Thăng Long ngàn năm tuổi, Thủ đô Hà Nội sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển nền công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế.
Sự sáng tạo nằm trong hạ tầng kiến trúc đô thị đến hạ tầng văn hóa, với 5.922 di tích lịch sử - văn hoá và mạng lưới 1.350 làng nghề khác nhau. Tiềm năng sáng tạo của Hà Nội luôn sẵn sàng để được khơi nguồn, tạo nên những bản sắc riêng có để Hà Nội lưu giữ truyền thống, định hình hiện tại và hướng tới tương lai.
Về thiết kế đô thị, Hà Nội có thể kết hợp giữa bảo tồn các di sản kiến trúc với việc phát triển các không gian công cộng sáng tạo. Các dự án như cải tạo phố đi bộ hồ Gươm, tạo các không gian văn hóa công cộng đã chứng tỏ thành phố đang chú trọng đến yếu tố sáng tạo trong phát triển đô thị.
Về làng nghề truyền thống, Hà Nội nổi tiếng với hàng trăm làng nghề truyền thống như gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ... Việc kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống với các thiết kế hiện đại giúp nâng cao giá trị của sản phẩm, đồng thời tạo ra các sản phẩm sáng tạo mới.
Về công nghiệp thời trang và mỹ thuật, Hà Nội đã và đang trở thành một trung tâm thời trang và mỹ thuật với nhiều nhà thiết kế và nghệ sĩ trẻ tài năng. Kết hợp giữa yếu tố văn hóa truyền thống và xu hướng hiện đại trong thiết kế thời trang, mỹ thuật sẽ giúp thành phố khẳng định vị thế của mình trong khu vực.
Có thể nói, việc trở thành một thành viên trong Mạng lưới thành phố sáng tạo là sự bổ sung quý giá cho vị thế của Hà Nội. Hà Nội đang đứng trước cơ hội lớn trong việc định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo văn hóa; thúc đẩy cạnh tranh trong thu hút đầu tư; kích thích tái tạo đô thị; phát triển các chương trình giáo dục và sự kiện văn hóa gắn với tầm nhìn phát triển bền vững.
Hà Nội từ lâu đã được biết đến là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của đất nước, nơi lưu giữ những giá trị truyền thống, đồng thời là nơi khởi nguồn của nhiều xu hướng sáng tạo mới mẻ. Môi trường văn hóa Hà Nội ngày càng đa dạng, hấp dẫn, là nơi hội tụ, kết nối và thúc đẩy các cá nhân sáng tạo. Hà Nội có đầy đủ vị thế và sức mạnh để tập trung xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ Thủ đô xứng tầm, theo tinh thần đổi mới. Trong đó, phát triển công nghiệp văn hóa là một ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Hà Nội – Thủ đô anh hùng và những danh hiệu đáng tự hào | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội - Dấu ấn những công trình và khát vọng đổi mới | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội thắp sáng kinh tế đêm bằng công nghiệp văn hoá | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội và mục tiêu trở thành kinh đô sáng tạo khu vực Đông Nam Á | Hà Nội tin mỗi chiều


Tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam; Hà Nội triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới; Tổng thống Trump cân nhắc tham gia đàm phán hòa bình Nga - Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.
Thủ tướng làm việc với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam; Thành ủy Hà Nội quán triệt, triển khai hai nội dung về tổ chức đại hội Đảng và sắp xếp cán bộ; Tổng thống Trump cân nhắc tham gia đàm phán hòa bình Nga - Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Ông Sắc gặp lại ông Đặng Thái Thân - một người bạn cũ cũng là người được cụ Phan Bội Châu cử đến vận động cho Côn sang Nhật du học. Trên một chiếc thuyền nhỏ có đàn hát, hai người trò chuyện, ông Thân truyền đạt tâm ý của cụ Phan và những người đồng chí mong ông Sắc cho Côn đi Nhật để theo đuổi con đường cứu nước.
Gắn bó với Hà Nội từ ngày còn là sinh viên, đến nay cũng đã hơn chục năm, nhưng Hà Nội vẫn luôn lôi cuốn anh Lương Văn Tuân (Công ty Du lịch Cảnh đẹp Việt Nam) một cách kỳ lạ. Chiều nay, anh Tuân đến phố Nhà Chung - điểm hẹn đón khách, sớm hơn gần 2 giờ đồng hồ để nhâm nhi ly trà chanh, hàn huyên vài câu chuyện với cô bạn đồng nghiệp, rồi thả hồn theo dòng chảy nhộn nhịp của phố phường.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 40 km, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi tái hiện không gian kiến trúc văn hóa và là nơi bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được xem là “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em.
Một trong những định hướng lớn mang tính đột phá đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh gần đây là "phấn đấu để mỗi người dân được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần mỗi năm và tiến tới miễn viện phí toàn dân". Vậy, Hà Nội đang hiện thực hóa điều đó như thế nào? Ngành y tế xác định lộ trình miễn viện phí sẽ được thực hiện ra sao?
0