Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 85% người dân sử dụng các mô hình đọc sách

Theo đó, Hà Nội sẽ phát triển mạnh mẽ và đi vào thực chất văn hóa đọc trên địa bàn thành phố là một trong những nội dung quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của địa phương. Đồng thời, nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ, khai thác có hiệu quả nguồn vốn tài liệu, phát triển tài nguyên thông tin trong hệ thống thư viện, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
Mỗi năm, thành phố cũng tổ chức ít nhất 1.000 hoạt động liên quan đến sách, trưng bày triển lãm sách, hội sách, giao lưu tác giả – tác phẩm, nói chuyện chuyên đề, giới thiệu sách mới; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và viết cảm nhận về sách.
Phấn đấu ít nhất 3.000.000 lượt truy cập và sử dụng thông tin tại chỗ và phục vụ lưu động; đạt ít nhất 2.000.000 lượt trên không gian mạng hàng năm.
Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc học, cấp học có các mô hình đọc sách với vốn tài liệu phù hợp, trong đó, 100% trường ở cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thành phố để có 100% người làm công tác thư viện trong hệ thống thư viện công cộng và cán bộ phụ trách tại các mô hình đọc sách trên địa bàn thành phố được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ.
Xây dựng và phát triển mạng lưới tủ sách, phòng đọc cơ sở, mỗi năm đầu tư và củng cố, nâng cao chất lượng từ 100 đến 200 mô hình tủ sách, thôn, tổ dân phố, phòng đọc cơ sở.
Hoàn thành các mục tiêu trên, UBND thành phố chỉ đạo việc phát triển các mô hình đọc sách trên cơ sở khai thác có hiệu quả. Không ngừng phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của con người, dân tộc Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại.
Đây là hoạt động thường niên, lâu dài nên cần có sự nỗ lực, thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ban, ngành, nhất là vai trò của các quận, huyện, thị xã, các trường học liên quan nhằm thực hiện tốt các mô hình đọc sách trên địa bàn thành phố Hà Nội.


Triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng” đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ là hoạt động trưng bày mà còn là hành trình ngược dòng ký ức. Từng bức ảnh, từng dòng chữ, từng kỷ vật... tất cả góp phần tái hiện sinh động bức tranh tổng thể của mùa Xuân đại thắng.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
0