Hà Nội đảm bảo hàng tiêu dùng thiết yếu cho Tết

Thời điểm những tháng cuối năm, nhu cầu mua sắm hàng hóa trong nhân dân thường tăng cao. Vấn đề cung cầu, giá bán và chất lượng sản phẩm hàng hóa được các ngành chức năng, doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn thành phố đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Tại nhiều hệ thống phân phối hàng hóa của thành phố, ngoài 12 nhóm mặt hàng chương trình bình ổn thị trường như: Gạo, thịt lợn, thịt gà, trứng, thủy hải sản, dầu ăn… trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các doanh nghiệp đều dự trữ thêm các nhóm mặt hàng khô ; các loại quả - hạt khô, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm… Tổng hàng dự trữ tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, khi dự báo sức mua dịp Tết sẽ tăng cao.

Các doanh nghiệp đều đã làm việc với các nhà cung cấp để thu mua sản lượng lớn từ 2 đến 3 tháng trước đó, tăng sản lượng hàng hóa theo từng ngành hàng so với Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Để chuẩn bị tốt nhất cho thị trường Tết 2024, Sở Công thương HN đã tham mưu UBND TP. Hà Nội ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết phục vụ. Đến nay, Sở Công thương đã vận động được 27 đơn vị sản xuất, kinh doanh của Hà Nội và các tỉnh, thành phố tham gia, thực hiện cung ứng các mặt hàng bình ổn thị trường tới hơn 14.000 điểm bán trên toàn thành phố. Cùng với đó, Sở tiếp tục chủ động theo dõi sát thông tin tình hình thị trường và xây dựng kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Dự báo nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới sẽ tăng từ 10% đến 13% so với năm trước. Vì vậy, Sở Công thương Hà Nội đã đề nghị các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh chủ động kết nối, khai thác hàng hóa, không để đứt hàng, khan hàng khiến giá cả bị đẩy lên cao.

Cùng với đó, Hà Nội tổ chức các điểm bán hàng, các chuyến bán hàng phục vụ Tết tại các huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn. Theo kế hoạch, sẽ có hơn 30 sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm… phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp. Bên cạnh nguồn hàng và các điểm mua sắm, công tác quản lý chất lượng cũng được chú trọng với việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng... nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chú trọng kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, lợi dụng nhu cầu tăng cao để nâng giá, trục lợi bất chính.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một Tiktoker nổi tiếng đã đứng ra nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng hỗ trợ một cậu bé chữa bệnh, số tiền đã được mạnh thường quân ủng hộ lên tới hơn 16,7 tỷ đồng. Nhưng đến ngày 24/2, số dư trong tài khoản từ thiện này chỉ còn hơn 50 triệu. Dư luận bắt đầu muốn biết số tiền của họ đã sử dụng như thế nào? Liệu lòng tin của họ có bị đặt nhầm chỗ không?

Bắt đầu từ 1/3, nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không sẽ do Bộ Công an chỉ đạo tổ chức và thực hiện.

Hôm nay 27/2 - Ngày Thầy thuốc Việt Nam, cùng phóng viên Hoàng Nhung tìm hiểu về chuyến xe "Cứu thương 0 đồng" của Đội xe Cứu thương 0 đồng Hà Nội.

Theo các chuyên gia, Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về các dạng tài sản số, tiền mã hóa. Những người tham gia vào thị trường như Pi hay đầu tư vào các mã tiền ảo nói chung đều tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cùng đoàn công tác đến thăm và chúc mừng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội.

Bệnh viện Thanh Nhàn là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc ứng dụng sóng cao tần trong chống đau bệnh lý cơ xương khớp. Nhờ đó, số lượng bệnh nhân đến đây khám, chữa bệnh tăng lên theo từng năm.