Hà Nội cứ mưa là ngập

Mỗi khi mưa lớn là nhiều khu vực của Hà Nội lại ngập, dù thành phố đã áp dụng nhiều giải pháp và đầu tư lớn để chống ngập lụt.

Nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Hà Nội ngập lụt là do hệ thống thoát nước nội đô lạc hậu, cơ sở hạ tầng cũ, xuống cấp, khả năng tiêu thoát nước hạn chế, bị bồi lắng.

Nhiều tuyến phố tại Hà Nội ngập úng sau cơn mưa lớn (Ảnh: TTXVN)

Hệ thống ao hồ tại các quận nội đô có vai trò là nơi chứa và tiêu thoát nước cho thành phố, tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, nhiều nơi đã bị san lấp hoặc thu hẹp, không đảm bảo được chức năng.

Bên cạnh đó, một bộ phận người dân ý thức kém xả rác không đúng nơi quy định đã làm tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước, nhất là khi mưa lớn, lượng nước đổ về ồ ạt.

GS.TS Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước Việt Nam, cho biết những năm qua, thành phố Hà Nội đã không tận dụng lợi thế và địa hình để thực hiện quy hoạch thoát nước, lại cứ tập trung xây cống ngầm, trạm bơm nằm cách xa các sông ngòi rồi phải xây kênh dẫn phức tạp. Trong khi đó, sông ngòi, ao hồ lại đang bị lấp, thu hẹp.

Với lợi thế có nhiều con sông, hồ rộng, Hà Nội hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống này để thoát nước khi có mưa lớn, phòng ngừa ngập úng.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Tại phiên chất vấn của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra vào sáng ngày 4/6/2024, trả lời câu hỏi của đại biểu về nguyên nhân gây ngập úng ở đô thị và giải pháp cho vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết giải quyết bài toán "Hà Nội cứ mưa là ngập" không thể một sớm một chiều.

Trước mắt, ngoài giải pháp duy trì chống ngập theo phương pháp "nước tự chảy", Hà Nội cần đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng các trạm bơm thoát nước ven các sông Tô Lịch, Kim Ngưu để rút quãng đường tập trung nước, tạo thành nhiều điểm cuối thoát nước tiêu úng nhanh hơn.

Ngoài việc đầu tư các trạm bơm tiêu thoát nước đô thị, xây các hầm chứa nước tại các khu vực trũng thấp để giảm úng ngập cục bộ; đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, lưu vực Bắc sông Hồng cũng là việc cấp bách.

Hà Nội cũng cần phải tính toán trong quá trình thiết kế, cấp phép xây dựng các khu đô thị phải có các hệ thống thoát nước đi kèm, đảm đương được huyết mạch của đô thị và phải xây dựng được các đô thị có khả năng chống chịu một cách thông minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay là ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tình hình giao thông tại các tuyến đường hướng ra cửa ngõ Hà Nội bị ùn tắc.

UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1250 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất thời gian khởi công 3 dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Hồng gồm Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Tính chung quý I/2025, toàn thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 54.100 lao động, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Sáng sớm 5/4 có sương mù khá dày, xuất hiện ở hầu hết các khu vực trong thành phố Hà Nội. Mưa rào rải rác báo hiệu khối không khí lạnh tăng cường tràn về khu vực Bắc Bộ.