Hà Nội công nhận thêm 15 làng nghề, làng nghề truyền thống
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Các làng nghề đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công Chương trình mỗi xã một sản phẩm và xây dựng nông thôn mới.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các sở liên quan hướng dẫn các địa phương hoàn thiện hồ sơ, tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở làng nghề và tổ chức họp Hội đồng thẩm định.
Trong số 15 làng nghề mới được công nhận thuộc các quận, huyện: Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thanh Trì, Hoàng Mai, có 6 làng nghề được công nhận mới, 9 làng nghề thuộc huyện Phú Xuyên được công nhận từ “Làng nghề” lên “Làng nghề truyền thống”.


Đường giao thông nông thôn tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội xuất hiện hàng loạt cột điện sừng sững giữa đường, đe dọa sự an toàn của người tham gia giao thông.
Lực lượng chức năng huyện Thanh Trì đã vào cuộc tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm trên tuyến đường 70 Phan Trọng Tuệ, sau khi Đài Hà Nội phản ánh về tình trạng vi phạm trật tự đô thị gây cản trở giao thông tại đây.
TP. Hà Nội hiện nay cấp mới các điểm trông giữ xe ở lòng đường, vỉa hè rất ít mà chỉ gia hạn, duy trì các điểm cũ bởi đã hết dư địa khai thác, theo Sở Xây dựng Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường Vành đai 3 và đoạn kéo dài đến đường Vành đai 4, tỷ lệ 1/500 trên địa bàn huyện Đông Anh.
Đường Lê Quang Đạo kéo dài, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội đã đạt 95% tiến độ sau hơn 2 năm thi công, dự kiến sẽ thông xe toàn tuyến vào tháng 5/2025.
Hà Nội sẽ nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419 đoạn đi trùng với tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn - Hương Sơn với tổng mức đầu tư dự kiến trên 330 tỷ đồng.
0