Hà Nội còn bao nhiêu đợt rét trước khi nắng nóng?
Diễn biến thời tiết nóng - lạnh thất thường
Theo các chuyên gia khí tượng, thời tiết mùa đông năm nay ở miền Bắc khá thất thường. Cụ thể, thời tiết ở Hà Nội từ đầu tháng 2 tới nay, nhiệt độ có ngày lên tới 29-30 độ, nóng như mùa hè. Nhưng gần cuối tháng 2 vẫn xảy ra rét hại cường độ mạnh, nhiệt độ giảm xuống 13 độ và kéo dài 7-8 ngày.

Nửa đầu tháng 3 mưa rét kéo dài, sau đó chuyển dần sang trạng thái nồm ẩm có mưa phùn, do không khí lạnh biến tính thành đới gió Đông Nam ẩm.
Hà Nội sẽ còn bao nhiêu đợt rét?
Theo ông Đinh Hữu Dương - Trưởng Phòng dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, các tỉnh phía Bắc sẽ còn năm đợt rét trước khi chuyển sang nắng nóng.
Cụ thể, từ nay đến hết tháng ba có khoảng ba đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực đồng bằng Bắc Bộ bao gồm cả thành phố Hà Nội (đợt ngày 18, 19/3; đợt ngày 24/3; đợt 29/3). Trong nửa đầu tháng tư, Hà Nội vẫn có khả năng sẽ có từ một đến hai đợt không khí lạnh nữa với cường độ tương đối nhẹ. So với cùng kỳ năm 2023, số đợt rét ảnh hưởng trong tháng 4 năm nay khá tương đồng. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là sau mỗi đợt rét tới đây, khả năng cao sẽ xuất hiện nồm ẩm.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm 18/3, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ; từ gần sáng ngày 19/3 ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 4-5.
Từ ngày 19/3 khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 15-18 độ, khu vực vùng núi từ 12-15 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ; Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-19 độ.
Sáng và chiều ngày 19/3, thời tiết Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và rải rác có dông, trời chuyển rét. Nhiệt độ dao động trong khoảng 20-21 độ.

Bà Đặng Thị Ánh - Dự báo viên Đài KTTV khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc bộ cho biết, do không khí lạnh cuối mùa suy yếu và biến tính lệch Đông nên mang theo hơi ẩm từ biển vào. Trong khi đó, vùng áp thấp phía Tây thì lại mở rộng về phía Đông Nam tạo đới gió Đông - đông Nam, tiếp tục làm gia tăng hơi ẩm. Nhiệt độ trong nhà còn thấp do hơi lạnh chưa thoát hết, gặp nhiệt độ cao do vùng áp thấp phía Tây mở rộng và tác động khiến nền nhiệt trong nhà và ngoài trời chênh lệch. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nồm ẩm.
Theo đánh giá nhanh của các chuyên gia, xét về tần suất và số lượng, mùa đông này, số các đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Thủ đô Hà Nội xuất hiện nhiều hơn so với cùng kỳ, nền nhiệt trung bình các đợt rét đều thấp hơn so với trung bình của các đợt không khí lạnh của năm trước ./.


Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị giao các địa phương làm cơ quan chủ quản 5 tuyến cao tốc, gồm Bắc Kạn - Cao Bằng; Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn hai); Vinh - Thanh Thủy; Quảng Ngãi - Kon Tum và Quy Nhơn - Pleiku.
Tuyến đường thuộc hai xã Quang Tiến và Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn) đã vỡ nát, lầy lội nhiều năm nay, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và việc lưu thông của các dòng phương tiện qua khu vực.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài Chính và Tổng Công ty đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam về việc mở rộng đoạn tuyến Yên Bái – Lào Cai thuộc cao tốc Nội Bài – Lào Cai, có chiều dài 264 km, quy mô 6 làn xe.
Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với tổng mức đầu tư của dự án là 203.231 tỷ đồng.
Vận tải đường sắt giai đoạn sau 2030 đến 2045 cần đầu tư thay thế hàng trăm đầu máy, hàng nghìn toa xe để đầu tư công nghệ đóng mới, theo tính toán của Cục Đường sắt Việt Nam.
UBND thành phố Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức lễ khởi công cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ với thiết kế hai trụ đài dây văng xoắn.
0