Hà Nội có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Tính đến hết tháng 10 năm nay, Hà Nội có 26.500 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 261 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; giải quyết việc làm cho gần 15 nghìn lao động.

Đó là dấu hiệu đà phục hồi của các doanh nghiệp tại Thủ đô có những dấu hiệu tích cực. Hà Nội đã có nhiều giải pháp đồng bộ giúp cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân vượt qua khó khăn… Qua đó giúp các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực cạnh tranh, số hóa để phát triển sản xuất kinh doanh.

Thời gian qua, Hà Nội đã triển khai xây dựng và vận hành Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp TP Hà Nội, tích hợp các chương trình, chính sách, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, mạng lưới tư vấn viên, tiếp nhận và phản hồi ý kiến... phát huy hiệu quả, chủ trì biên soạn và phát hành Sách trắng Doanh nghiệp Hà Nội năm 2021, 2022 làm cơ sở dữ liệu để tham mưu xây dựng chính sách về phát triển doanh nghiệp, miễn, giảm, giãn thuế... hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn toàn cầu; hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuyển đổi số, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình nhà máy thông minh, sản xuất xanh; đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp trong các thủ tục thông quan tại các cửa khẩu.

Để tiếp tục chủ động trong công tác hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, chiều 27/12, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh sẽ chủ trì phiên họp thứ 2 của Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến đạt 57 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng hàng năm lên tới 31% - theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company.

Tình trạng “không chịu lớn”, không muốn chính thức hóa hoạt động kinh doanh của số đông doanh nghiệp tư nhân siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đã phản ánh niềm tin kinh doanh còn thấp và bấp bênh ở khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam.

Các kênh bán lẻ tại TP.HCM đã chủ động triển khai nhiều giải pháp kích cầu, tập trung vào các chương trình giảm giá sâu và ưu đãi cho nhóm hàng thiết yếu, trước tình hình sức mua giảm sau mùa cao điểm Tết.

Các doanh nghiệp Việt nổi bật, như Thế Giới Di Động, FPT, VinFast, Thiên Long… đang mạnh tay đầu tư vào Indonesia, ngay sau khi Việt Nam và Indonesia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.

Thủ đô Hà Nội có tới 66 doanh nghiệp, tương đương 10,7%, đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao trong năm 2025.

Hoạt động kinh doanh của nhóm Big4 kiểm toán (Deloitte, PwC, EY, KPMG) tại Việt Nam đã suy giảm thời gian gần đây. 2024 là năm có doanh thu và lợi nhuận thấp nhất trong bốn năm qua.