Hà Nội có hơn 300 ca mắc tay chân miệng
Trong đó, nhiều trẻ có biến chứng nặng và phải nhập viện điều trị. Chị Phạm Thị Ngà (quận Tây Hồ) chia sẻ: "Khi đưa vào viện, tay chân và miệng cháu không hề có nốt gì cả nên gia đình không biết cháu bị làm sao; chỉ thấy cháu sốt cao và quấy khóc nhiều. Khi vào viện, các bác sĩ cho làm xét nghiệm máu thì mới biết cháu bị tay chân miệng".
Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi trung ương mỗi ngày có từ 5-10 trẻ mắc tay chân miệng phải điều trị nội trú. Trong đó đa phần là các ca bệnh ở Hà Nội và hầu hết các trẻ đều có biểu hiện nặng, viêm loét sâu trong miệng.
Bác sĩ Đào Minh Trang – Khoa Nội Tổng quát, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Qua thăm khám, đại bộ phận các trẻ bị tay chân miệng đều có những vết loét họng sâu và nhiều vết loét, ảnh hưởng đến việc ăn uống sinh hoạt. Những trẻ đấy nguy cơ bị nhiễm trùng đường họng sẽ nhiều hơn so với những trẻ có ít vết loét".
Bệnh tay chân miệng năm nay có vẻ vào mùa sớm hơn mọi năm, số ca mắc tăng nhanh, nhiều ổ dịch được ghi nhận tại các trường học, đặc biệt là các lớp mẫu giáo. Tuy nhiên để tránh lây chéo, bệnh viện chỉ cho vào nội trú với những ca bệnh từ độ 2 trở lên.
TS. BS Đỗ Thiện Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay: "Tay chân miệng có một đặc điểm khác với sởi. Với những trẻ được xác định từ độ 2 trở lên có nguy cơ diễn biến nặng rất nhanh, đặc biệt là các biến chứng như viêm cơ tim sốc giảm thể tích tuần hoàn; hoặc là phù phổi cấp hoặc viêm não sau khi mắc tay chân miệng - đó là những biến chứng có nguy cơ tử vong rất cao".
Ngành y tế khuyến cáo, tay chân miệng là bệnh chưa có vắc xin dự phòng, gặp chủ yếu ở trẻ từ 2-5 tuổi, lứa tuổi mẫu giáo. Vì vậy, nếu có trẻ mắc bệnh cần phải thông báo cho nhà trường để đảm bảo công tác vệ sinh trường lớp và dự phòng, tránh lây lan rộng ra cộng đồng.


Thông tin về việc một nữ sinh lớp 7 tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) phải nhập viện do uống 30 viên Paracetamol đang khiến dư luận quan tâm.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3, đưa y học Việt Nam tiến gần với các nền y học tiên tiến trên thế giới.
Thống kê của Bộ Y tế, có đến 20% trẻ em và trẻ vị thành niên gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và nếu không được chia sẻ, hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Hà Nội tiếp tục tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi, nhằm phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn.
Hà Nội đang bước vào cao điểm dịch tay chân miệng và các trường mầm non đang là điểm nóng lây lan.
Bác sĩ cảnh báo việc người dân dễ mắc các sai lầm trong điều trị bệnh viêm xoang, thậm chí tự dùng các loại thuốc, khiến việc điều trị không hiệu quả, thậm chí để xảy ra biến chứng không đáng có.
0