Hà Nội chỉnh trang, cải tạo mặt tiền phố Tràng Tiền
Kéo dài từ hồ Hoàn Kiếm tới bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Phố Tràng Tiền có sự hiện diện của nhiều công trình kiến trúc có giá trị, nhiều câu chuyện lịch sử, dấu vết văn hóa, nếp sống gắn liền với người Hà Nội qua nhiều năm tháng.

Là người đã gắn bó cả cuộc đời với tuyến phố Trung tâm của Thủ đô, Gia đình Cụ Trần Thị Kim cùng 51 hộ dân có nhà trên tầng 2 phố Tràng Tiền đã được vận động tham gia dự án chỉnh trang các công trình nhà dân trên mặt tiền tuyến phố.

Bà Trần Thị Kim Liên, số nhà 47 phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm cho biết: "Tôi rất đồng tình vì vị trí nó quá đẹp, mình mà không cùng làm với nhà nước thì nó không thể đẹp như thế này được, trông nó lộn xộn lắm".

UBND Quận Hoàn Kiếm cho biết, quá trình chỉnh trang được thực hiện nghiêm túc theo nguyên tắc, các công trình có ý nghĩa lịch sử sẽ được bảo tồn, giữ nguyên gốc, chỉ trùng tu và bảo dưỡng. Công trình không mang nặng yếu tố lịch sử nhưng đã xuống cấp, ảnh hưởng mỹ quan sẽ được can thiệp ở mức độ vừa phải.

Ông Trịnh Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm cho biết: "Phương án thiết kế được phân ra làm ba nhóm. Nhóm một, với những công trình kiến trúc có giá trị thì mục tiêu sẽ chỉnh trang để phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị nguyên gốc. Nhóm hai với các công trình không có giá trị kiến trúc thì cải tạo chỉnh trang mặt đứng cũng như hạ tầng kỹ thuật xung quanh như phần chiếu sáng, các cục nóng điều hòa, các biển quảng cáo. Với nhóm ba thuộc các công trình tư nhân quản lý sau này sẽ có khả năng xây dựng mới thì sẽ định hướng về mặt kiến trúc về quy mô, chiều cao để đảm bảo đồng nhất trên toàn tuyến".

Chỉnh trang nâng cấp tuyến phố Hàng Khay - Tràng Tiền gắn với việc khai thác bên trong các cửa hàng thương mại sầm uất, sẽ tạo một tuyến đường đi dạo hấp dẫn đối với du khách khi kết nối với không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm tới Nhà hát Lớn. Dự kiến tuyến phố Tràng Tiền sẽ hoàn thành chỉnh trang và gắn biển trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2024.



Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện đại, xây dựng mô hình nông thôn sinh thái, nông thôn thông minh, tích hợp giữa công nghệ số và gìn giữ giá trị truyền thống, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ cảnh quan, văn hóa làng xã.
UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam bổ sung 49 trạm xe đạp công cộng trên địa bàn, nâng tổng số trạm khai thác lên 140.
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.
Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
0