Hà Nội cần ưu tiên phát triển phương tiện công cộng

Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông công cộng của thành phố Hà Nội đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là hệ thống xe buýt BRT.

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải đã tiến hành thay thế biển BRT theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia mới nhất về báo hiệu đường bộ, rào chắn phân làn cạnh bến chờ được thay mới. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 8 tỉ đồng.

Bên cạnh những điều chỉnh về hạ tầng, việc vận hành bán vé tại các nhà chờ tuyến xe buýt nhanh BRT cũng có nhiều thay đổi, dùng đồng xu thay cho vé. Đồng xu được dùng để quét qua hệ thống cửa tại các bến chờ. Nhiều hành khách vẫn còn bỡ ngỡ với cách quét vé, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Đồng xu được thay thế cho vé xe buýt

Tuyến buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã – Hà Đông được Hà Nội đưa vào sử dụng từ tháng 12/2016, với tổng mức đầu tư khoảng 1.100 tỉ đồng. Đây là dự án BRT đầu tiên ở Việt Nam. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả của tuyến buýt này, dưới góc độ người dân hàng ngày có nhu cầu đi lại bằng phương tiện công cộng, đây là loại hình phù hợp với sự phát triển hạ tầng thủ đô.

Theo Sở Giao thông Vận tải, mỗi ngày thành phố Hà Nội tăng 1.100 phương tiện các loại, chủ yếu là loại phương tiện sử dụng nhiên liệu khí đốt xả thải ra môi trường. Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng và luôn ở mức báo động. Trong đó, hoạt động giao thông của xe máy và ô tô chiếm khoảng 70% nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí tại thành phố Hà Nội.

Theo các chuyên gia, xe buýt có thể đáp ứng được trên 34% nhu cầu đi lại của người dân ở Hà Nội, không những giảm ùn tắc giao thông mà còn giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vận tải hành khách công cộng mới đạt được 18%.

Ưu tiên phát triển phương tiện công cộng nhằm giảm ùn tắc giao thông

Theo quy hoạch, hệ thống xe buýt nhanh BRT trên địa bàn Hà Nội từ năm 2011 đến 2030 tầm nhìn 2050, sẽ có 11 tuyến, chiều dài hoạt động 316km. Đến nay, sau 12 năm thực hiện, thành phố mới có 1 tuyến là tuyến BRT số 01 lộ trình Kim Mã - Hà Đông dài 14km.

Để giao thông công cộng trở thành loại hình vận tải hành khách chủ lực, dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030, thì thành phố cần ưu tiên hơn nữa để phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là xe buýt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội đang xuất hiện tình trạng phương tiện có dấu hiệu chở quá tải trọng, cơi nới thành thùng, chạy với tốc độ cao, làm rơi vãi vật liệu gây nguy hiểm cho người đi đường.

Trong 3 ngày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Cục Đường bộ VN yêu cầu các Trạm thu phí đường bộ tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, chủ động xả trạm để giải tỏa phương tiện khi ùn tắc.

Ban quản lý dự án sân bay Long Thành đang đồng loạt triển khai nhiều gói thầu lớn, tăng tốc thi công, sẵn sàng bay hiệu chuẩn trước 30/4

Với gần 900 sản phẩm du lịch từ hơn 100 gian hàng, nhiều người dân TP.HCM 'săn' được tour giá rẻ cho dịp hè tại Ngày hội Du lịch TP.HCM

Hơn 1.000 bộ đội và dân quân ở khu vực phía Bắc đã tiếp tục di chuyển trên hai đoàn tàu khởi hành từ ga Hà Nội vào miền Nam hội quân, để hợp luyện và tham gia diễu binh, diễu hành nhân dịp 30/4.

Quận Ba Đình, TP. Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát tích hợp công nghệ AI, giúp nhận diện, phát hiện vi phạm và xử lý triệt để các “điểm nóng” về đổ trộm rác thải.