Hà Nội cấm nhiều loại xe qua cầu Chương Dương

Từ 8h30 sáng 10/9, các loại phương tiện như xe khách, xe hợp đồng, ô tô du lịch trên 9 chỗ, ô tô tải trên 0,5 tấn bị cấm qua cầu Chương Dương do lo ngại mất an toàn.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), các nhà máy thủy điện đang xả lũ dẫn đến mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng công trình cầu, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo về việc hạn chế các phương tiện lưu thông trên cầu Chương Dương để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu.

Cụ thể, từ 8h30 sáng 10/9, hướng từ Hoàn Kiếm đi Long Biên sẽ cấm xe khách, xe hợp đồng, ô tô du lịch trên 9 chỗ; cấm ô tô tải trên 0,5 tấn; xe buýt được chạy bình thường.

Hường từ Long Biên đi Hoàn Kiếm: cấm các phương tiện xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn; xe buýt được phép hoạt động.

Các phương tiện: xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ và xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn nếu có nhu cầu đi qua cầu Chương Dương sẽ lưu thông theo các cầu Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy và Thăng Long.

Cầu Chương Dương luôn gánh một lượng xe lớn mỗi ngày.

Sở Giao thông Vận tải cho biết việc cấm một số loại phương tiện để nhằm đảm bảo an toàn cho người dân. Ảnh hưởng của bão Yagi các nhà máy thủy điện đang xả lũ dẫn đến mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết, ảnh hưởng đến kết cấu cầu.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề nghị Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội bố trí lực lượng hướng dẫn phân luồng cho các phương tiện tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông, tránh gây ùn tắc giao thông; tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên tuyến đường, nút giao; theo dõi, đánh giá tình hình giao thông đi lại trên tuyến và khu vực để kịp thời phát hiện các bất cập, đề xuất phương án điều chỉnh tổ chức giao thông cho phù hợp.

Công an các quận Hoàn Kiếm, Long Biên và chính quyền địa phương phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Cảnh sát giao thông Hà Nội và các đơn vị có liên quan điều tiết, hướng dẫn phân luồng giao thông, tránh gây ùn tắc giao thông.

Phòng Quản lý Vận tải thông báo cho các bến xe, các doanh nghiệp vận tải nắm bắt lộ trình hướng dẫn phân luồng từ xa để điều chỉnh lộ trình tuyến cho phù hợp theo phương án phân luồng tổ chức giao thông.

Phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục theo dõi, thường xuyên cập nhật tình hình mưa lũ sau bão và đánh giá tình hình giao thông qua cầu Chương Dương và khu vực lân cận để kịp thời phát hiện những bất cập, đề xuất phương án và báo cáo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế.

Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông triển khai thực hiện phương án điều chỉnh tổ chức giao thông (bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn); thường xuyên cập nhật tình hình mưa lũ sau bão, theo dõi mực nước trên sông Hồng để kịp thời phát hiện các hư hỏng đối với kết cấu hạ tầng công trình cầu, báo cáo Sở Giao thông Vận tải để xử lý, bảo đảm an toàn giao thông.

Ban này cũng được giao tăng cường công tác kiểm tra cầu để kịp thời phát hiện các hư hỏng và đề xuất phương án xử lý bảo đảm an toàn giao thông; theo dõi, đánh giá tình hình giao thông đi lại trên cầu và khu vực để kịp thời phát hiện các bất cập, đề xuất phương án điều chỉnh cho phù hợp.

Cầu Chương Dương được xây từ năm 1983, sử dụng từ tháng 6/1985, đến nay đã 39 năm. Từ năm 1985 đến 2010, đây là cầu độc đạo cho ôtô đi từ trung tâm Hà Nội sang Gia Lâm, kết nối các tỉnh phía Bắc. Hiện mỗi ngày, cầu có khoảng 95.000 lượt xe qua lại, hơn 8 lần so với thiết kế.

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo cho biết, Sở và các đơn vị liên quan đã hai lần kiểm định cầu vào năm 2013 và 2021. Kết quả cho thấy cầu vẫn bảo đảm khả năng chịu lực. Tuy nhiên, mặt cầu đã xuất hiện ổ gà và bong tróc bê tông một số vị trí; cánh gà phía thượng lưu và hạ lưu đã hư hỏng, bê tông tróc làm lộ cốt thép; han gỉ nhiều vị trí.

Trước đó khoảng 10h sáng 9/9, cầu Phong Châu ở Phú Thọ bị sập khiến khoảng 10 ô tô, hai xe máy và 13 người mất tích. Lo ngại nguy cơ sập cầu nên các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang cũng cấm xe qua 9 cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng tin tưởng, thông qua hoạt động của Văn phòng đại diện, Đài PT&TH Hà Nội sẽ tiếp tục làm cầu nối để nhân dân hai Thành phố hiểu rõ hơn về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - chính trị.

Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, Hà Nội luôn coi World Bank là đối tác quan trọng, thân thiết, đã có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Thái Ngọc Anh - tài xế taxi thu 4,2 triệu đồng của hai người dân vùng cao đã bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Người Hà Nội và Báo Lao động Thủ đô vào sáng 17/6.

Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp là chủ trương, chính sách lớn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định, chính quyền Hà Nội luôn tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí để các đơn vị là cầu nối lắng nghe nhân dân, truyền tải hình ảnh của Thủ đô văn hiến, văn minh và hiện đại.