Hà Nội: Báo động lũ trên sông Tích | Hà Nội tin mỗi chiều
Trong những ngày qua, mưa lớn kéo dài khiến mực nước sông Tích tại Trạm thuỷ văn Kim Quan đã lên mức 7,14 m, trong khi mức báo động 1 là 6,8m. Mực nước trên các sông chính đi qua Hà Nội và mực nước các hồ chứa thủy lợi cũng đang lên cao.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ trên sông Tích tại địa phận các xã ven đê thuộc các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

Hai ngày nay, cơn bão Yagi càn quét qua Hà Nội đã làm 3 người chết, 8 người bị thương, gần 15 nghìn cây đổ, có 274 hộ dân và công trình khác bị tốc mái, 04 nhà mái tôn bị sập. Đặc biệt, thời tiết mưa kéo dài trước, trong và sau cơn bão đang khiến mực nước các sông qua Hà Nội dâng lên, sông Tích đang ở mức báo động, tiếp tục đe dọa đến sự an toàn của người dân Hà Nội.
Ông Lê Văn Tuấn ở xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai luôn lo lắng mỗi khi lũ về. Theo ông, tài sản có thể làm ra, người còn của còn, mất người là mất tất cả. Nhưng không phải ai cũng nghĩ được như ông Tuấn. Vẫn có một bộ phận người dân chủ quan khi có lũ nhỏ, hoặc sau lũ.
Thực tế, nhiều năm qua, giữa lúc bão gió thường ít xảy ra tai nạn, số người chết thấp do người dân chủ động phòng tránh. Phần lớn những vụ tai nạn, chết người xảy ra sau lũ, hoặc trong các đợt lũ nhỏ do một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan, không tuân thủ khuyến cáo của chính quyền và cơ quan chức năng; nghĩ rằng lũ nhỏ nên vẫn lao động, sinh hoạt, hoặc đi lại trên những đoạn đường thấp trũng, chèo xuồng trên sông,… dẫn đến tai nạn thương tâm.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hà Nội, thời gian tới, tình hình thời tiết, thiên tai được dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ tiếp tục xảy ra mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất là rất cao. Do đó, người dân cần nêu cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, dù lũ nhỏ.
Những năm gần đây, các hình thái thiên tai xảy ra ở Việt Nam ngày càng khốc liệt và diễn biến khó lường, không theo quy luật. Mỗi năm bình quân thiên tai gây thiệt hại về kinh tế khoảng 1,5% GDP, làm gần 300 người thiệt mạng. Nỗi lo về mất an toàn hệ thống đê điều là hiện hữu khi cả nước còn 230 điểm đê xung yếu.
Trong khi đó theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm, ở một số hệ thống sông trên cả nước có thể xảy ra nhiều trận lũ lớn bởi theo quy luật sau hạn hán là mưa lũ lớn. Do đó, các địa phương cần chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với từng loại hình thiên tai, sự cố cơ bản có thể xảy ra trên địa bàn.

Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hà Nội Đào Quang Khải cho biết, để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết, thiên tai, đề nghị các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội. Trong những ngày tới, bên cạnh tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi), các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó chủ động, kịp thời với các sự cố thiên tai có thể xảy ra.
Nhưng dù cho thế nào thì có một thực tế là sự tàn phá của thiên nhiên bao giờ cũng khó lường hơn bất cứ dự đoán máy móc nào bởi tình hình khí hậu, trái đất đang ấm lên, thời tiết ngày một bất thường. Điều cần nhất là một tâm lý chủ động phòng tránh. Cùng với đó, các cơ quan chính quyền cũng cần có những phương án cụ thể để những người dân vùng lũ có thể sống chung với lũ an toàn.
- Hà Nội di dời khẩn cấp cư dân nhà A7 Tân Mai | Hà Nội tin mỗi chiều
- Ứng phó khẩn cấp với siêu bão Yagi để giảm thiểu thiệt hại | Hà Nội tin mỗi chiều
- Người tiêu dùng hoang mang với bánh trung thu '3 không' | Hà Nội tin mỗi chiều
- Bão số 3 có thể thành siêu bão hướng vào đất liền nước ta | Hà Nội tin mỗi chiều
- Giá mỗi m2 nhà phố cổ ngang ngửa căn chung cư cũ | Hà Nội tin mỗi chiều


Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ bế mạc vào 27/6; Nghị quyết xem xét cơ chế đặc biệt cho kinh tế tư nhân; Mỹ không muốn ông Zelensky tham gia hội nghị NATO... là những thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.
Bộ trưởng Nội vụ: Xây dựng KPI cho công chức theo vị trí việc làm; Hà Nội bố trí quỹ đất để xóa nhà tạm, nhà dột nát; Tạm giữ 800kg trứng gà non, tràng gà đông lạnh không rõ nguồn gốc; Nga sẵn sàng nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh; Hà Nội yêu cầu đảm bảo cung ứng điện trong cao điểm năm 2025; Hà Nội bố trí quỹ đất để xóa nhà tạm, nhà dột nát; Hàn Quốc và Mỹ chuẩn bị đàm phán cấp bộ trưởng thương mại về thuế quan;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Hà Nội có mưa vào tối và đêm; Ca mắc Covid-19 tại Việt Nam tăng nhẹ; Sẽ tăng tiêu chuẩn khí thải tại Hà Nội và TP.HCM... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Liên tiếp bị Phong Tiêu Thanh gây sức ép, đe doạ đến tính mạng, Kha Ánh đã quyết định công khai tố cáo anh ta cùng tập đoàn Phong Thị. Nhưng liệu việc làm này của Kha Ánh có thể giúp cô thoát khỏi tên ác ma này? Mời các bạn đón xem tập 9 của bộ phim "Dưới ánh mặt trời", phát sóng lúc 20h ngày 15/5, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Cha con Đậu Đậu năm lần bảy lượt trở thành mục tiêu truy sát của cả hai phe chính - tà. Lý do là gì? Và ai là kẻ chủ mưu? Mời các bạn đón xem tập 18 của bộ phim "Hiệp khách mặt nạ đen", phát sóng lúc 13h ngày 15/5, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
0