Hà Nội báo cáo Chính phủ phê duyệt tuyến đường sắt đô thị số 3 | Hà Nội tin mỗi chiều

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính hoàn thiện thủ tục, trình xem xét phê duyệt đề xuất dự án tuyến metro số 3, đoạn ga Hà Nội - Yên Sở theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai Nghị quyết số 188/2025/QH15, trong đó chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết, xác định tiến độ triển khai, các cơ chế, chính sách áp dụng riêng cho Hà Nội và ban hành kế hoạch thuộc thẩm quyền của địa phương, hoàn thành trong tháng 5/2025.

Hà Nội cũng được yêu cầu rà soát lại kế hoạch triển khai các tuyến đường sắt đô thị, làm rõ phương án huy động vốn cho từng dự án. Thành phố có trách nhiệm tham gia phát triển công nghiệp đường sắt quốc gia và phải báo cáo kịp thời tình hình thực hiện các dự án metro về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để tổng hợp báo cáo chung.

Đáng chú ý, Thủ tướng giao Bộ Tài chính hoàn thiện thủ tục, trình xem xét phê duyệt đề xuất dự án tuyến metro số 3, đoạn ga Hà Nội - Yên Sở theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội. Đây không chỉ là một dự án hạ tầng, mà còn là lời khẳng định cho khát vọng đổi thay của Hà Nội, trở thành thành phố giao thông xanh, bền vững và đáng sống hơn từng ngày.

Dự án này của thành phố mang theo nhiều thông điệp lớn về quy hoạch, môi trường, cũng như cách mà chúng ta đang nỗ lực “làm mới” một đô thị đang chịu sức ép khổng lồ về hạ tầng.

Theo đề xuất, tuyến metro này có chiều dài gần 9 km, đi ngầm toàn bộ, với 7 ga từ ga Hà Nội đến Yên Sở. Điểm đặc biệt là dự án sẽ vay vốn ODA của Chính phủ Pháp và Ngân hàng phát triển châu Á - một lựa chọn giúp đảm bảo nguồn tài chính ổn định, nhưng cũng đòi hỏi Hà Nội phải thực hiện rất chặt chẽ, bài bản, đúng cam kết quốc tế.

Nhiều người đồng tình với quan điểm cho rằng: phát triển metro là giải pháp then chốt để giải bài toán giao thông Hà Nội hiện nay. Chúng ta đều biết, thành phố mỗi ngày có thêm hàng nghìn xe máy, ô tô, trong khi đó, mặt đường thì không thể “đẻ thêm”. Nếu không chuyển mạnh sang các phương tiện công cộng, mà đặc biệt là các tuyến đường sắt đô thị khối lượng lớn, thì tắc đường sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa.

Tuyến metro số 3 (ga Hà Nội - Yên Sở) cũng rất có ý nghĩa về mặt kết nối. Đây là tuyến đầu tiên kết nối từ khu trung tâm lịch sử đến cửa ngõ phía Nam - nơi đang có mật độ dân cư rất cao, đặc biệt là khu vực Hoàng Mai, khu đô thị Yên Sở. Nếu nhìn vào bản đồ quy hoạch giao thông thủ đô, chúng ta sẽ thấy: tuyến metro này là mảnh ghép cần thiết để khép kín mạng lưới đô thị hiện đại mà Hà Nội đang hướng tới.

Về phía người dân, có thể sẽ có tâm lý lo ngại rằng dự án lại kéo dài, đội vốn như một số tuyến đã từng xảy ra trước đây. Nhưng với bài học từ tuyến Cát Linh - Hà Đông hay Nhổn - Ga Hà Nội, Thành phố sẽ phải làm tốt hơn, minh bạch hơn và có chiến lược truyền thông đủ sức thuyết phục dư luận, từ đó củng cố niềm tin công chúng.

Chúng ta cũng cần nhấn mạnh thêm về khía cạnh môi trường. Đường sắt đô thị là “xương sống” của giao thông xanh - không khí sạch hơn, tiếng ồn ít hơn, không còn cảnh chen chúc giữa khói bụi. Việc đầu tư tuyến metro số 3 không chỉ là giải pháp giao thông, mà là một lời cam kết rõ ràng của Thành phố với mục tiêu phát triển bền vững.

Hãy nhìn sang các đô thị lớn trong khu vực như: Bangkok, Jakarta, Manila - từng ngập trong khói bụi và kẹt xe suốt thập kỷ. Nhưng từ khi họ phát triển các hệ thống tàu điện ngầm, tình hình dần thay đổi. Và Hà Nội cũng đang đi trên con đường đó - dù chậm, nhưng chắc.

Việc Chính phủ xem xét phê duyệt tuyến metro Hà Nội - Yên Sở là một bước đi đúng đắn, rất cần thiết trong bối cảnh Thủ đô cần bước phá ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của xe cá nhân - tắc đường - ô nhiễm. Vấn đề lúc này là tốc độ triển khai và cách làm: nhanh nhưng phải chắc, bài bản.

Metro là tương lai của Hà Nội. Không thể mãi mơ đến một thành phố hiện đại khi người dân vẫn phải chen nhau giữa dòng xe giờ cao điểm mỗi sáng. Đã đến lúc, chúng ta cần những hành động đủ tầm để biến kỳ vọng đó thành hiện thực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Văn hóa là yếu tố gốc, ở đâu giữ được bản sắc văn hóa, ở đó có sức hấp dẫn. Bởi vậy, thành phố cần bảo tồn các chợ truyền thống mang tính tiêu biểu cho văn hóa Thủ đô. Giữ chợ truyền thống là giữ lấy bản sắc cho cộng đồng cư dân, giữ lấy nét riêng cho Hà Nội.

Xây dựng sân bay Gia Bình thành cảng hàng không lưỡng dụng; Lễ diễu hành mừng 70 năm Giải phóng Hải Phòng; Tổng thống Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine;... là những thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển; Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam phải có lối đi riêng, chính sách đột phá, vượt trội; Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn ngay lập tức;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Nhất Phàm gặp vấn đề về tâm lý, nên Tôn Thụ đã giúp anh tìm ra nguyên nhân và giải quyết vấn đề. Mời các bạn đón xem tập 31 của bộ phim "Yêu em, người chữa lành vết thương cho anh", phát sóng lúc 12h ngày 11/5, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Luôn thương nhớ cô con gái đã thất lạc nhiều năm nên Kim phu nhân thực sự nổi giận khi phát hiện có người dám xâm phạm cấm địa của mình. Mời các bạn đón xem tập 4 của bộ phim "Đoá hoa ẩn mình", phát sóng lúc 21h ngày 11/5, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình; Trải nghiệm 'nhuộm khăn tơ tằm'; Hà Nội giới thiệu trên 100 sản phẩm OCOP; Trung Quốc, Mỹ kết thúc đàm phán về thương mại;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.