Guatemala thử nghiệm drone ứng phó khẩn cấp

Guatemala đang thử nghiệm một hệ thống drone giúp cải thiện công tác cứu trợ khẩn cấp trong các tình huống thảm họa.

Được gọi là Dronebots, hệ thống này có khả năng truyền tải dữ liệu thời gian thực, bất chấp việc mất kết nối vệ tinh, mạng di động hay internet.

Dronebots được phát triển bởi Aerobots - công ty khởi nghiệp máy bay không người lái nông nghiệp địa phương nhằm truyền dữ liệu trở lại trụ sở cơ quan cứu trợ từ các vùng xa xôi, vốn thường thiếu điện và internet ổn định.

Chị Pilar Escudero, cán bộ truyền thông của UNICEF cho biết: “Dự án Dronebots cho phép các cơ quan chức năng gửi và nhận thông tin mà không cần sử dụng Internet. Điều này đặc biệt hữu ích trong các tình huống khẩn cấp, khi các mạng lưới giao tiếp thường bị gián đoạn đầu tiên”.

Guatemala là một quốc gia dễ gặp phải thiên tai và tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu khiến các thảm họa thiên nhiên ngày càng trở nên thường xuyên và khốc liệt hơn. Những khu vực hẻo lánh và nghèo khó của đất nước thường là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Do đó, việc phát triển một hệ thống có thể duy trì kết nối trong những tình huống khẩn cấp là điều rất quan trọng.

Giải pháp của họ là sử dụng LoRa hay Long Range, một công nghệ vô tuyến không dây, cho phép các thiết bị giao tiếp qua mạng diện rộng công suất thấp. Dronebots thiết lập một mạng lưới giao tiếp quan trọng giữa những người ra quyết định, người vận hành máy bay không người lái và các tình nguyện viên địa phương, đóng vai trò là đường dây cứu sinh quan trọng khi các mạng truyền thống bị hỏng.

Anh Dan Alvarez, kỹ sư điện của Aerobots chia sẻ: "Về cơ bản, trong các thảm họa, ít nhất là ở Guatemala, chúng tôi phụ thuộc vào các hệ thống giao tiếp không dây như mạng điện thoại, nhưng chúng thường là những hệ thống đầu tiên bị hư hỏng trong thảm họa thiên nhiên. Vì vậy, hệ thống mà chúng tôi phát triển giống như một hệ thống dự phòng. Chúng tôi sử dụng công nghệ khác để truyền thông tin và nó cũng giúp chúng tôi lấy thông tin từ vị trí xảy ra thảm họa đến các nhân viên cứu trợ một cách nhanh hơn".

Kết quả thử nghiệm hệ thống tại Trung tâm Điều phối Giảm thiểu Thảm họa Quốc gia (CONRED) cho thấy rằng, Dronebots có thể rút ngắn thời gian truyền tải thông tin cho các đội cứu hộ lên tới 80%.

Dự án này đã được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2023 với sự hỗ trợ của UNICEF và hiện đang hợp tác với CONRED, hướng tới mở rộng triển khai hệ thống Dronebots tới tám vùng nghèo và dễ bị tổn thương nhất của Guatemala.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các cơ quan liên quan của Myanmar đã có buổi làm việc với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar về kết quả tìm kiếm cứu nạn và giai đoạn tiếp theo trong chiều tối muộn ngày 3/4, tại Thủ đô Naypyidaw.

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.