GRDP của Hà Nội tăng 6,12%
Chiều 21/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức giao ban 9 tháng đầu năm khối kinh tế ngành. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền - phụ trách khối, chủ trì hội nghị. Cùng dự có Ban Giám đốc, Trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành của thành phố.
9 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà Nội tăng 6,12%, cao hơn cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố 376.430 tỷ đồng, đạt 92,1% dự toán, tăng 22,2% so với cùng kỳ. Tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 21,12 triệu lượt khách, tăng 11,7% so với cùng kỳ, tổng thu từ du lịch ước đạt 81.932 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là điểm sáng của kinh tế Hà Nội. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, thành phố thu hút hơn 1,54 tỷ USD vốn FDI.
Đến nay, thành phố đã khởi công xây dựng được 28/43 cụm công nghiệp (9 tháng đầu năm thêm được 8 cụm). Đã có 3 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư (Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, Khu công nghiệp Đông Anh và Khu công nghiệp Phụng Hiệp).
Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại hơn 2.286 tỷ đồng. Để khắc phục hậu quả, thành phố đã tập trung sản xuất lúa vụ mùa, triển khai vụ đông, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 19.821 ha, sản lượng nuôi trồng đạt 91.300 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023.
Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Toàn thành phố có 2.924 sản phẩm OCOP, 18/18 huyện thị xã đạt chuẩn nông thôn mới. Riêng huyện Thanh Trì vừa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền ghi nhận những kết quả mà khối kinh tế ngành đã đạt được trong 9 tháng đầu năm.
Trọng tâm là xây dựng nông thôn mới, đã hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản.
Thẳng thắn chỉ ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ trong các ngành, lĩnh vực chưa hoàn thành theo kế hoạch đề ra, Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các sở ngành trong toàn khối cần chủ động theo dõi, bám sát các chủ trương, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực trong những giai đoạn tới theo chỉ đạo của Trung ương để tham mưu xây dựng định hướng phát triển ngành của thành phố.
Trong các tháng cuối năm, khối kinh tế ngành cần tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được giao trong đó tập trung triển khai những cơ chế, chính sách theo Luật Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Đảm bảo cân đối cung - cầu, kiểm soát tốt giá cả, thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại…
Thực hiện cơ cấu lại các ngành, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội tại của kinh tế Thủ đô; đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế mới (kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn).


Để theo kịp tốc độ phát triển trên toàn cầu, bài toán nhân lực - đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số - đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo Việt Nam.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành loạt quyết định xử phạt hành chính đối với các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư.
Chứng khoán toàn cầu đa phần tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 30/4, khi nhà đầu tư tiếp nhận các số liệu kinh tế trái chiều và ngày càng nhiều công ty rút lại dự báo lợi nhuận, do những bất ổn xung quanh chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons cho biết, doanh nghiệp này đã trúng thầu 23.000 tỷ đồng trong 9 tháng qua, nâng tổng giá trị đơn hàng tồn đọng (backlog) lên gần 37.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.
Giá dầu thế giới trong phiên giao dịch ngày 30/4 ghi nhận mức giảm hàng tháng lớn nhất trong gần ba năm rưỡi, sau khi Saudi Arabia phát tín hiệu tăng sản xuất trong khi cuộc chiến thương mại toàn cầu làm xói mòn triển vọng nhu cầu nhiên liệu.
TP.HCM đặt chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người năm 2025 là 204,3 triệu đồng, tương đương hơn 7.850 USD theo tỷ giá hiện hành.
0