Góp ý xây dựng Thủ đô tầm nhìn đến năm 2050

Sáng 30/10, TP Hà Nội tổ chức Hội nghị trình bày, báo cáo, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư đối với đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hội nghị đã nghe đại diện Liên danh tư vấn trình bày tóm tắt nội dung chủ yếu Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó, các đại biểu đã nghe lãnh đạo các Sở, ngành, UBND Các quận, huyện, thị xã góp ý với Quy hoạch Thủ đô, tập trung vào các nội dung: thực trạng phát triển của ngành lĩnh vực do đơn vị, địa phương phụ trách; các quan điểm, định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá để phát triển Thủ đô; phương án phát triển của ngành, lĩnh vực; phương án phát triển vùng liên huyện, vùng huyện

Toàn cảnh hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chỉ ra một số điểm nghẽn trong thực trang phát triển Thủ đô như: Thiếu thể chế, Hà Nội có Luật Thủ đô các quy định đặc thù không vượt trội; Hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông công cộng, đường sắt đô thị chưa phát triển; Ô nhiễm môi trường và các vấn đề trong thực thi công vụ. Từ đó, đưa ra định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

TS Lê Ngọc Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, TS Lê Ngọc Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội khẳng định: Quy hoạch Thủ đô là quy hoạch định hướng, có quy mô và tầm bao quát rộng hơn so với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Quy hoạch chung xây dựng là quy hoạch đô thị việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. Từ đó, xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo, bao trùm, trở thành cực tăng trưởng có vai trò lan tỏa và dẫn dắt, thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng động lực phía Bắc và cả nước; tạo dựng được hình ảnh, vị thế phồn vinh, thịnh vượng của quốc gia trên trường quốc tế; làm hình mẫu lan tỏa cho phát triển của vùng, đi trước cả nước các chỉ tiêu về nước công nghiệp và nước phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.

Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025 có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ ngày 10/5 đã tổ chức "Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, thực phẩm an toàn".