Giúp trẻ vượt qua hành vi tự gây thương tích khi stress

Bệnh nhân chia sẻ từng nhiều lần chứng kiến bố bạo hành với mẹ mình. Bố mẹ cũng mải lo kiếm tiền và không quan tâm đến con cái, bản thân em cũng không thân thiết với chị mình. Ở trường, em bị bạn bè trêu chọc, cô lập vì tính cách nhút nhát. Sự cô đơn kéo dài khiến em tìm đến các diễn đàn trên mạng, nơi thảo luận về căng thẳng và tự gây thương tích.

Bác sĩ chuyên khoa II Ngô Văn Tuất - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết một thực tế đáng lo ngại là trẻ có xu hướng bắt trước nhau để thực hiện hành vi tự gây thương tích cho bản thân.
Lứa tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi từ trẻ em sang giai đoạn trưởng thành được đánh dấu bằng mốc dậy thì. Cùng với đó là sự phát triển về tư duy, nhận thức, sự quan sát, sáng tạo, tự ý thức khẳng định bản thân, trưởng thành về nhân cách, đối mặt các yếu tố stress.
Tuy nhiên, mỗi em lại có sự phát triển và nhận thức khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Hoàng Yến, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: "Những hành vi tự làm tổn thương bản thân như vậy có thể xuất phát từ áp lực học đường, từ các mối quan hệ với gia đình bạn bè hoặc việc trẻ tự tạo áp lực cho bản thân buộc mình phải trở nên hoàn hảo".

Qua thực tế điều trị và tham vấn cho nhiều bệnh nhân, các bác sĩ cho biết: "Tự hại để giải tỏa tâm lý, để tự trừng phạt mình nhưng đó cũng là lời kêu cứu thầm lặng mà đa số người ngoài lại không hiểu thông điệp. Có thời điểm, các em không thể giải tỏa được stress, hành vi sẽ trở nên nguy hại hơn, thậm chí bệnh nhân sẽ chọn cách tự sát".
Cha mẹ có sẵn sàng chấp nhận con mình có vấn đề tâm lý? Thầy cô có thời gian và đủ kiến thức để tư vấn cho từng học sinh? Đó là những vấn đề đặt ra cho các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục.
Theo các bác sĩ, việc giúp trẻ ứng phó được với stress là rất quan trọng. Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập thể dục như chạy bộ, yoga, ngồi thiền,… giúp trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc. Đặc biệt, cha mẹ cần giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề, dạy trẻ học cách chấp nhận giới hạn của bản thân.
Bên cạnh đó, cần thiết lập khóa biểu hợp lý, tránh sử dụng chất kích thích mở rộng mối quan hệ lành mạnh. Cha mẹ và thầy cô cũng cần tạo điều kiện giúp trẻ chia sẻ cảm xúc cá nhân, không phán xét hoặc tạo áp lực cho trẻ.


Chủ động phòng chống dịch bệnh xuân hè, chiều nay, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà, trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người thành phố đã chủ trì họp Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương không để phát sinh dịch bệnh sởi và sốt xuất huyết.
Lô sản phẩm Đông trùng hạ thảo sản xuất ngày 4/3 của Công ty TNHH Hoàng Gia Hòa Bình vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đã bị thu hồi.
Bệnh nhân sinh năm 2023 ở huyện Bảo Lạc đã tử vong ngày 10/3 nghi liên quan đến bệnh sởi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng thông tin.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận 282 trường hợp tại 29/30 quận, huyện, thị xã trong tuần qua.
Bệnh viện Quân y 103 vừa cấp cứu thành công bệnh nhi 13 tuổi đột quỵ não. Bệnh nhi được đưa vào nhập viện trong tình trạng tiếp xúc chậm.
Chỉ trong ba ngày, từ ngày 10 đến 13/3, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã có ba gia đình quyết định hiến tặng tạng của người thân yêu không may chết não. Những nghĩa cử cao cả này không chỉ mang lại cơ hội hồi sinh cho nhiều bệnh nhân đang chờ ghép tạng mà còn lan tỏa thông điệp mạnh mẽ về lòng nhân ái và sự sẻ chia trong cộng đồng.
0