Giữ chân người lao động trong hệ thống BHXH bằng cách nào? | Hà Nội tin mỗi chiều
Quốc hội đang bàn luận về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Nhiều nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần.
Chỉ trong tháng 7 vừa rồi, cả nước có 92.000 người lao động nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho hay, qua cuộc hội thảo lấy ý kiến của người lao động, đặc biệt là người trực tiếp rút bảo hiểm xã hội một lần, cho thấy tình hình đang rất đáng báo động. Số lao động tham gia mới và số người rút bảo hiểm xã hội một lần gần tương đương nhau. Ông Đặng Thuần Phong nhận định, điều này do nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, lợi ích hưởng chế độ hưu trí và bất lợi của hưởng bảo hiểm xã hội một lần chưa được người lao động nhận thức đầy đủ. Thứ hai, sự tin tưởng vào hệ thống bảo hiểm xã hội chưa vững chắc. Thứ ba, điều kiện hưởng, thủ tục hưởng khá đơn giản. có những người đã đóng 19 năm 10 tháng, có những người đóng đến 15 năm cũng không chờ cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Bởi họ muốn rút bảo hiểm trước để xử lý việc gia đình. Thứ tư, khi gia đình có việc, khó khăn, người lao động lại nghĩ ngay tới bảo hiểm xã hội một lần. Nguyên nhân thứ năm là tư tưởng lợi dụng chính sách, nhiều người xem phần đóng của chủ sử dụng lao động như khoản phúc lợi, khi có cơ hội sẽ nhận ngay.
Góp ý quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, cần có một giải pháp đồng bộ để bảo vệ người lao động và để người lao động không muốn rút bảo hiểm một lần. Theo đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, cả hai phương án đề xuất hiện nay đều dẫn đến tình trạng gia tăng việc rút bảo hiểm xã hội một lần trước thời điểm luật có hiệu lực. Phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút một lần. Tuy nhiên, phải quy định chặt chẽ điều kiện để không nhiều người đáp ứng được. Từ đó, có thể xem xét thiết kế các phương án khác nhau để người lao động lựa chọn. Thứ nhất, nếu người lao động bảo lưu để hưởng lương hưu thì được hưởng quyền lợi tăng thêm so với thông thường, như giảm điều kiện hưởng lương hưu xuống còn 15 năm, có trợ cấp hàng tháng trong trường hợp chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu và hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, hưởng bảo hiểm y tế... Thứ hai, nếu "qua" được các điều kiện khắt khe để rút bảo hiểm xã hội một lần, người lao động không được hưởng quyền lợi tăng thêm. Thứ ba, người lao động có thể chọn bảo lưu 50% chế độ khi rút bảo hiểm. Phương án này giúp người lao động có tiền giải quyết một phần khó khăn khi mất việc và vẫn tạo cơ hội cho họ tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy, vấn đề cốt lõi đó là, cần tôn trọng quyền của người đóng bảo hiểm xã hội khi họ không còn điều kiện tham gia nữa, nhưng cũng cần phải có điều kiện giữ chân người lao động trong hệ thống bảo hiểm xã hội, bởi đó là vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho toàn dân./.
- Tặng quà thầy cô như thế nào cho đúng nghĩa tri ân? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Cư dân bức xúc vì chủ đầu tư lộng quyền | Hà Nội tin mỗi chiều
- Giáo viên cần được dạy thêm trong tâm thế đàng hoàng | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đề xuất Thủ đô có mô hình thành phố trong thành phố | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hơn 5 triệu USD tiền hối lộ và báo cáo ảo | Hà Nội tin mỗi chiều


Hà Nội bắt đầu vận hành thử mô hình chính quyền hai cấp gồm cấp thành phố và cấp xã/phường từ ngày 20/6.
Sở Xây dựng khẳng định "thành phố chưa có chủ trương thu phí" Đại lộ Thăng Long và Vành đai 3 trên cao.
Hà Nội có thể hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người từ đủ 60 đến dưới 75 tuổi, nếu chưa có thẻ BHYT.
Hà Nội phát động chiến dịch cao điểm 90 ngày đêm để làm sạch dữ liệu thông tin về tình trạng hôn nhân trên địa bàn từ 10/6 đến hết 31/8/2025.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết thành phố không thay đổi lộ trình hạn chế xe máy tại các quận nội đô.
Kỳ thi lớp 10 công lập đã thực sự thể hiện tinh thần đổi mới từ cách ra đề, đến cách tổ chức, và cả thông điệp mà ngành giáo dục Hà Nội muốn truyền tải.
0