Giới trẻ trải nghiệm nghệ thuật gốm trong ngày Tết
Tưởng chừng như có nguy cơ bị mai một theo thời gian, thế nhưng trong những năm gần đây, làm gốm đã trở thành xu hướng giải trí mới được giới trẻ ưa chuộng. Thay vì đi xem phim, hay hẹn nhau ở quán café, thì Tết này các bạn trẻ lại tìm đến những địa điểm tổ chức hoạt động nặn gốm, vẽ gốm truyền thống.
Bạn Nguyễn Trường Giang - nhân viên Ceramic Club - Hà Nội cho biết: Trong dịp Tết này có rất nhiều các bạn trẻ tìm đến trải nghiệm làm gốm. Đây là một hoạt động khá mới mẻ mang đến giá trị tinh thần. Năm nay là năm Giáp Thìn, Ceramic Club cũng chuẩn bị những mẫu sản phẩm về linh vật Rồng để mọi người có thể qua trải nghiệm".

Thông thường những buổi làm gốm sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng, người trải nghiệm sẽ được tự tay nặn đồ vật mình yêu thích sau đó vẽ trang trí họa tiết. Thành quả có thể chưa hoàn hảo nhưng là sự kết tinh của sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, xen lẫn hồi hộp khi lần đầu thử sức làm gốm.
Bạn Ngô Minh Hằng - Hà Nội cho biết: "Sau một khoảng thời gian ngắn được nhân viên hướng dẫn em đã hoàn thành được sản phẩm của mình. Sản phẩm của em được đem đi nung sau 7-10 ngày, em rất mong chờ nhận được thành quả của mình."

Thay vì đi xem phim, hay hẹn nhau ở quán café, thì Tết này các bạn trẻ lại tìm và trải nghiệm hoạt động nặn gốm, vẽ gốm truyền thống.
Bạn Nguyễn Ngọc Khánh Linh - Hà Nội chia sẻ: "Em sinh sống và làm việc ở nước ngoài, dịp này em có về chơi Tết Nguyên đán cùng gia đình. Em chưa bao giờ được trải nghiệm hoạt động này cả, em thấy đây là một hoạt động khá hay và lạ để làm với bạn bè, em nghĩ các bạn trẻ cũng sẽ rất thích. Được vẽ, được trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của nhân viên em thấy rất là vui."
Làm gốm không chỉ giúp các bạn trẻ hiểu thêm về nghệ thuật văn hóa truyển thống, khơi dậy sự sáng tạo cho những tác phẩm độc nhất, mà còn mang đến sự thư giãn, niềm vui từ những điều đơn giản trong cuộc sống.


Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.
Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.
Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
0