Giới đầu cơ “kích sóng” thông qua đấu giá đất

Lật giở “hồ sơ” các cơn sốt đất xảy ra cách đây vài năm ở một số tỉnh thành trong cả nước, có thể thấy sự tương đồng về công thức “om hàng - tạo sốt giả qua đấu giá và thổi giá”.

Gây xôn xao và sốc nhất là vụ việc đấu giá đất tại Thủ Thiêm. Tháng 12/2021, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm với số tiền trúng đấu giá lên tới hơn 37.000 tỉ đồng. Đáng chú ý, lô 3.12 từ giá khởi điểm 2.942 tỉ đồng đã được Tập đoàn Tân Hoàng Minh trả giá lên tới 24.500 tỉ đồng. Mỗi mét vuông trúng đấu giá đạt kỷ lục tới 2,4 tỉ đồng.

Tuy nhiên, sau khi đấu giá, cả 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đều bỏ cọc và để lại nhiều hệ lụy. Doanh nghiệp bỏ cọc sau chiêu “kích sóng” giá đất tác động tiêu cực đến tất cả phân khúc thị trường bất động sản theo hiệu ứng “bình thông nhau”. Giá đất tại Thủ Thiêm và nhiều khu vực khác ở TP. HCM bị thổi lên cao hơn nhiều so với mặt bằng trước thời điểm đấu giá.

Doanh nghiệp bỏ cọc sau chiêu “kích sóng” giá đất tác động tiêu cực đến tất cả phân khúc thị trường bất động sản theo hiệu ứng “bình thông nhau”.

Hai cuộc đấu giá đất diễn ra ở hai huyện ngoại thành Hà Nội cũng cho thấy những dấu hiệu “kích sóng” của giới đầu cơ. Có thể hình dung như sau: Một nhóm đầu cơ sẽ tham gia đấu giá đất và tìm cách trả cao nhất có thể. Nhóm người này có thể chỉ đấu giá cao cho một vài lô để nâng giá bán những lô đất khác trong khu vực rồi sau đó có thể bỏ cọc.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam cho biết:: "Một huyện ngoại thành, chưa phải là nơi có điều kiện đô thị phát triển, cộng thêm hạ tầng xã hội xung quanh chưa hoàn thiện mà giá 100 triệu, thì đúng là không thể hiểu nổi”

Không chỉ có đất nền, từ cuối năm 2023 đến nay, phân khúc chung cư cũng liên tục tăng giá.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế cho biết: “Đặt vấn đề liệu có nhà đầu tư tham gia quá trình đấu giá để nâng mặt bằng giá đất ở Thanh Oai nói riêng và Hà Nội nói chung, từ đó đưa giá những mảnh đất họ đang sở hữu tăng theo”.

Cũng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết: “Liệu giá cả có thực sự phù hợp với thị trường không, hay lại được làm giá thông qua các chiêu trò”.

Không chỉ có đất nền, từ cuối năm 2023 đến nay, phân khúc chung cư cũng liên tục tăng giá. Thậm chí có thời điểm còn biến động theo tuần. Dữ liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, giá căn hộ chung cư tăng trung bình khoảng 5- 6,5% trong quý 2 và tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.