Gìn giữ nét văn minh, thanh lịch của người Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và văn minh. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ là mục tiêu của thành phố mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh thể hiện qua những hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, như giữ gìn phong cách ăn mặc gọn gàng, lịch sự, ứng xử nhẹ nhàng, lịch thiệp.

Trong giao tiếp, cần biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, tránh cãi vã, xung đột. Đặc biệt, khi tham gia giao thông, cần tuân thủ luật lệ, không chen lấn, vượt đèn đỏ. Những hành động nhỏ này sẽ tạo nên những thay đổi lớn trong xã hội, góp phần xây dựng một Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Để cụ thể hóa mục tiêu trên, Thành uỷ Hà Nội đã ra chỉ thị 30 về "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".

Thủ đô Hà Nội là biểu tượng của sự thanh lịch và văn minh. (Ảnh: Hanoimoi)

TS. Nguyễn Viết Chức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng chủ trương xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh là bước tiến quan trọng, thể hiện nhu cầu tất yếu để Hà Nội phát triển toàn diện và bền vững.

"Xây dựng con người ở đây không chỉ đơn thuần là xây dựng để phát triển văn hóa đâu, mà xây dựng con người để phát triển toàn diện, phát triển bền vững. Theo tôi được biết thì Hà Nội đã nhiều lần có nhiều những cái quyết sách nhiều những cái văn bản nói về chuyện xây dựng người Hà Nội thế và trong truyền thống thì rõ ràng là nhu cầu hay là yêu cầu phát triển người Hà Nội thanh lịch, văn minh nó trở thành nhu cầu cuộc sống của chính nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước." ông Chức chia sẻ.

Xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình trước hết phải bắt đầu từ việc xây dựng các khuôn mẫu và các các giá trị chuẩn mực cho người dân Thủ đô. Theo GS. TS Bùi Quang Thanh, Viện văn hóa nghệ thuật Quốc gia, Việt Nam cần thay đổi từ nhận thức đến cách nghĩ cách làm trong toàn hệ thống chính trị để xây dựng những khuôn mẫu phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Nội hiện nay.

Xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch phải bắt đầu từ việc xây dựng các khuôn mẫu và các các giá trị chuẩn mực. (Ảnh: Hanoimoi)

Còn theo TS Lê Thị Thu Hương, Trưởng Khoa Văn hóa và Du lịch, trường đại học Thủ đô Hà Nội, việc giáo dục ý thức văn minh thanh lịch cho người dân Thủ đô phải bắt đầu từ khi còn nhỏ, từ đó hình thành trong nếp nghĩ sinh hoạt hàng ngày, khơi dậy niềm tự hào về Thủ đô văn hiến và ý thức phấn đấu xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Bà Hương cho biết: "Bên cạnh nội dung học chính khóa ở học đường thì thanh niên Thủ đô cũng phải được tiếp cận với nhiều các cái loại hình nghệ thuật truyền thống với những không gian sáng tạo. Khi mà Thủ đô của chúng ta đã trở thành thành phố sáng tạo, phải có nhiều không gian để truyền tải cho thế hệ trẻ về lịch sử về con người của Thủ đô, từ đó dần dần giáo dục cái tình yêu Hà Nội và trách nhiệm của công dân Thủ đô."

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một quá trình lâu dài.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một quá trình lâu dài và cần sự nỗ lực của cả cộng đồng. Giáo dục, ý thức cộng đồng và những hành động cụ thể hàng ngày đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì nét đẹp văn hóa của thủ đô. Mỗi người dân Hà Nội cần tự giác, chung tay góp sức để xây dựng một Hà Nội đáng sống, là niềm tự hào của cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.

Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.

Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau. Có những người họa sĩ đã dành cả đời mình để lan tỏa tình yêu Hà Nội.

Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.

Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.

Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.