Gìn giữ nét đẹp của tục xin và cho chữ đầu năm

Người Việt Nam từ thời xa xưa đã có tục xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết đến, Xuân sang. Cùng với việc khai bút đầu năm, tục xin chữ và cho chữ trở thành nét đẹp văn hoá người Việt thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ may mắn, cầu một năm Phúc - Lộc - Thọ - Khang…

Ngay từ sáng ngày 3/2, nhiều người dân thủ đô đã tới khu vực hồ Văn nơi diễn ra hội chữ xuân Giáp Thìn từ sớm với mong muốn xin chữ vừa để trung bày trong nhà, vừa cầu mong những điều tốt đẹp và may mắn sẽ đến với gia đình mình.

Mỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ bên phố đông người qua. Hình ảnh ông đồ trong những câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên gần 70 năm qua đã trở thành ký ức đẹp của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Hình ảnh thiêng liêng đó là tấm gương phản chiếu vẻ đẹp văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, thể hiện qua phong tục xin chữ, cho chữ vào dịp đầu Xuân đón chào năm mới.

Điểm đặc biệt tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 là sẽ có 40 "ông đồ" cho chữ. Trong đó, có 15 "ông đồ" cho chữ Quốc ngữ, 25 "ông đồ" cho chữ Hán. So với năm 2023, "ông đồ" cho chữ Quốc ngữ năm nay đã tăng lên để phục vụ cho các du khách khi đến với Văn Miếu- Quốc Tử Giám trong những ngày lễ hội. Hội chữ xuân năm nay hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách đến từ mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế cùng đến khám phá và trải nghiệm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.

Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.

Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.

Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.

Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.

Lễ hội đình Vòng (quận Thanh Xuân) đã khai mạc vào sáng 1/3 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.