Gìn giữ di sản văn hóa ẩm thực
Khi nhắc đến quận Hoàn Kiếm, người ta thường nghĩ đến Hồ Gươm cổ kính, 36 phố phường rêu phong, những mái nhà nhuốm màu thời gian. Nhưng bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực.
Ẩm thực Hoàn Kiếm là nơi hội tụ của sự tinh tế, hài hòa và tôn trọng cội nguồn, từ bát bún thang cầu kỳ đến chiếc bánh cuốn mềm mại, từ nồi phở bò gia truyền đến đĩa chả cá thơm lừng - tất cả đều mang theo dấu ấn của “nếp nhà” - nếp gia phong của người Hà Nội xưa. Những "chủ thể di sản ẩm thực" đã và đang nối dài hành trình giữ nghề, phát triển món ăn truyền thống trong bối cảnh hội nhập và thay đổi không ngừng của xã hội.
Cà phê Giảng là một trong “tứ trụ” của cà phê Hà Nội bao gồm “Nhân - Nhĩ - Dĩ - Giảng”. Thương hiệu này đã quen thuộc với người dân Hà thành, là điểm đến gắn liền với bao thế hệ. Cà phê Giảng ra đời năm 1946. Mặc dù đã trải qua hai lần thay đổi địa điểm nhưng công thức chế biến món cà phê trứng của Giảng gần như không hề thay đổi so với những ngày đầu từ hơn 70 năm trước, với các thành phần chính là lòng đỏ trứng gà, bột cà phê Việt Nam, đường và những gia vị bí truyền.
Theo các chuyên gia bảo tồn Di sản Văn hoá, "chủ thể di sản ẩm thực" chính là những người thực hành, nắm giữ và trao truyền các kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết và có hiểu biết sâu sắc về ẩm thực. Họ sáng tạo và và gìn giữ “hương vị từ ký ức” - chiếc cầu nối để mọi người khơi gợi kỷ niệm và gắn kết cảm xúc; mang lại cảm giác an yên, gần gũi, kết nối với nguồn cội và gia đình. Tôn vinh các chủ thể di sản ẩm thực là biện pháp quan trọng, không thể tách rời trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
TS. Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội di sản văn hóa Việt Nam cho biết: "Việc tôn vinh nghệ nhân sẽ giúp cho mỗi người nghệ nhân nhận thức được rằng mình đang giữ trong tay những giá trị di sản Hoàn Kiếm".
Giữ gìn di sản ẩm thực không có nghĩa là cất giữ nguyên vẹn một công thức trong tủ kính mà là làm sao để di sản ấy tiếp tục “sống”, lan tỏa trong một thế giới đang thay đổi từng ngày. Đó cũng là thông điệp của Toạ đàm "Di sản ẩm thực Hoàn Kiếm - Chuyện người giữ lửa", do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa tổ chức.
Thông qua những câu chuyện truyền cảm hứng, công chúng có cơ hội hiểu sâu hơn về giá trị văn hóa ẩm thực cũng như khó khăn, thách thức mà những người “giữ lửa” đã và đang phải đối mặt. Điều quan trọng bây giờ là làm thế nào bảo tồn một cách tốt nhất di sản ẩm thực, đưa món ăn truyền thống vào không gian hiện đại, truyền nghề cho thế hệ trẻ, giới thiệu ẩm thực Hà Nội ra thế giới bằng chiều sâu văn hóa.


Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.
Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.
Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.
Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.
Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.
Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.
0