Giao thông ùn tắc, Hà Nội ngập sâu sau mưa lớn
Các tuyến phố như Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương, Láng, Nguyễn Trãi... ùn dài. Hàng nghìn phương tiện đổ dồn về các nút giao thông trong giờ cao điểm sáng chôn chân giữa trời mưa.
Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội cho biết: Lượng mưa trung bình đo được tại các quận huyện trên địa bàn thành phố từ đêm qua (27/9) đến chiều nay (28/9) trong khoảng từ 80 - 150mm, cục bộ có nơi trên 200mm. Đây là lượng mưa lớn nên tình hình úng ngập cục bộ tại các tuyến phố Hà Nội là không tránh khỏi. Hình ảnh do phóng viên Đài Hà Nội ghi lại được và khán giả gửi về trong buổi sáng nay: Phố Tô Vĩnh Diện - quận Thanh Xuân nhiều phương tiện bị chết máy. Khu Mỹ Đình - quận Nam Từ Liêm ngập sâu, phương tiện di chuyển khó khăn. Phố Trần Duy Hưng - con phố cứ hễ mưa là ngập. Nhân viên của công ty Thoát nước Hà Nội đã có mặt từ sớm để tiêu thoát nước tại đây. Sân trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã biến thành 1 hồ bơi. Đường gom Đại lộ Thăng Long lúc 12h trưa nay nước vẫn chưa thoát. Đường Tố Hữu đến 14h chiều nay vẫn mênh mông nước. Còn đây là khu vực đường Lê Trọng Tấn và Khu đô thị Nam An Khánh - huyện Hoài Đức chiều 28/9.
7h sáng 28/9, trên hệ thống Sông Nhuệ, mực nước đã dâng cao trên 4m, Trạm bơm tiêu Yên nghĩa, đã phải vận hành liên tục các tổ máy, với tổng công suất 60 mét khối/giây để hỗ trợ tiêu thoát nước cho 6.300 ha của các quận, huyện phía Tây thành phố, bảo đảm an toàn đê sông Nhuệ.
Để đảm bảo tiêu úng, cho các địa phương khu vực ngoại thành, Công ty Thủy lợi sông Đáy đã vận hành 34 trạm bơm, với 164 máy các loại, có tổng lưu lượng 640.000m3/h… Hiện, trên 600 trạm bơm tiêu với gần 2.000 máy bơm các loại có tổng công suất bơm đạt khoảng 4 triệu m3/giờ đã sẵn sàng hoạt động khi có mưa lớn xảy ra, nhất là các khu vực nội đô.
Theo dự báo, diễn biến mùa mưa năm nay rất bất thường. Do vậy, để đảm bảo triển khai việc tiêu úng, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Thành phố, yêu cầu các địa phương, đơn vị thủy lợi cần theo dõi và bám sát diễn biến của thời tiết, để chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống, bảo đảm an toàn về người, tài sản, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân./.


Hơn 350 vụ cháy đã xảy ra trên địa bàn Hà Nội trong quý I/2025, trong đó số vụ cháy ở nhà dân, nhà ở kết hợp kinh doanh vẫn chiếm tỷ lệ cao và nguyên nhân gây cháy chủ yếu do sự cố hệ thống thiết bị điện.
Các cơ quan báo chí Thành phố cần tập trung tuyên truyền tình hình và kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị theo chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Ban Tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân thành phố Hà Nội đã họp, thống nhất Kế hoạch tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng khẩn trương hoàn thiện kế hoạch triển khai đề án phát triển giao thông vận tải công cộng, đảm bảo đến năm 2030, 100% xe buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh.
Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội tổ chức vào sáng nay 9/4.
Công an thành phố Hà Nội được giao phối hợp với các địa phương có rừng để điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đất lâm nghiệp.
0