Giáo dục sáng tạo là xu hướng đào tạo của tương lai
Tại hội thảo, PGS Nguyễn Ái Việt, chuyên gia công nghệ và giáo dục, người từng có nhiều năm làm việc ở các nước có nền khoa học, giáo dục tiên tiến, phân tích chuyên sâu về cách phát hiện và bồi dưỡng tài năng sáng tạo trong giai đoạn vàng ở độ tuổi mầm non và tiểu học. Đây là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành và phát triển các kỹ năng, tư duy sáng tạo và định hình nhân cách cho trẻ.
Hiện, giáo dục sáng tạo là một động lực quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển ở các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, giáo dục sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong tận dụng nguồn nhân lực trẻ để phát triển đất nước.
Hội thảo đã thông tin việc ra mắt Viện Ignite và các chương trình đặc biệt tại Trường mầm non Osaka: tiền tiểu học, montessori và chương trình năng khiếu sáng tạo với các nội dung như kích hoạt song ngữ, robostics &stem; dinh dưỡng và thể chất; giao tiếp Nhật Bản…


Ngành giáo dục nhấn mạnh, việc ra đề thi tuyển sinh đầu cấp cần phù hợp với chuẩn đầu ra của chương trình, phù hợp với năng lực của học sinh và mục tiêu của các kỳ thi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ yêu cầu các trường rà soát lại tổ hợp xét tuyển lạ, thiếu môn chính trong tổ hợp xét tuyển.
Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, hoạt động giáo dục truyền thống cho sinh viên được triển khai với nhiều hình thức, khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước.
Đoàn công tác gồm hiệu trưởng các trường đại học của Bỉ do bà Elisaberh Degryse, Bộ trưởng, Thủ hiến Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp đã đến thăm và làm việc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia, tăng khoảng 400.000 em so với năm 2024.
Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
0